Trung tâm Vệ tinh Liên Hợp Quốc công bố những hình ảnh đầu tiên cho thấy thiệt hại ở Tonga sau trận núi lửa phun trào gây ra sóng thần. Đường sá, cây cối, nhà cửa ở quốc đảo Thái Bình Dương bị bao phủ bởi lớp tro bụi.
Khu vực cảng ở Nuku'alofa, Tonga, trước và sau khi chịu ảnh hưởng từ đợt phun trào núi lửa.
Thủ tướng nước láng giềng New Zealand Ardern cho biết mặc dù thủ đô Nuku'alofa bị bao phủ bởi lớp tro bụi dày đặc, tình trạng ở đây yên bình và ổn định.
Làng Kolomotu'a ở Tongatapu, đảo lớn nhất Tonga, trước và sau thảm họa.
Sau ảnh hưởng từ phun trào núi lửa và sóng thần, Tonga gần như vẫn chưa thể liên lạc với thế giới bên ngoài do đứt đường dây mạng và Internet. Hình ảnh về quốc đảo chủ yếu thu được từ vệ tinh.
Bờ cát Ffef Ho Loto tại quận Tatakamotonga ở đảo Tongatapu.
Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand hôm nay xác nhận hai người thiệt mạng do thảm họa Tonga, trong đó có một người là công dân Anh. Tonga chưa công bố con số thương vong.
Làng Fafaa ở quận Kolofo'ou tại đảo Tongatapu.
Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết hôm 17/1 rằng đã ghi nhận thiệt hại đáng kể về cơ sở hạ tầng xung quanh đảo chính Tongatapu.
"Chúng tôi cũng đặc biệt lo ngại về hai hòn đảo nhỏ Mango và Fonoi, sau khi các chuyến bay giám sát của New Zealand và Australia xác nhận thiệt hại đáng kể về tài sản", văn phòng cho biết.
Làng Nomuka tại quận Mu'omu'a ở nhóm đảo Ha'api.
New Zealand đã điều động hai tàu hải quân chở nước và các vật tư viện trợ khác. Máy bay mang hàng viện trợ của nước này chưa thể hạ cánh vì đường băng bị bao phủ bởi tro bụi. Nhiều khả năng đến 19/1 đường băng mới được dọn xong.
Ảnh: UNOSAT/Lực lượng Phòng vệ New Zealand