Trả lời:
Theo lịch phương Đông, năm 2025 là năm Tỵ (còn gọi là năm con rắn trong 12 con giáp), sẽ bắt đầu từ ngày 29/1/2025 đến ngày 16/2/2026. Còn khoảng 12 tháng nữa mới hết năm Tỵ. Trường hợp của bạn đã tiêm cúm và phế cầu xong, bạn nên chờ tốt nhất một tháng mới nên có thai để vaccine phát huy hiệu quả miễn dịch.
Cúm có thể tự khỏi sau 2-7 ngày nhưng dễ gây biến chứng trở nặng ở phụ nữ mang thai do hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng thai kỳ, có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Mắc cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật như hở hàm ếch, hở van tim.
Còn phế cầu thường cư trú ở vùng hầu họng, mắc cúm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Trong đó, biến chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn được cho là nguyên nhân gây tử vong sản khoa thường gặp thứ 3 tại Mỹ.
Thai phụ có thể tiêm cúm trước mang thai hoặc tiêm cúm trong thai kỳ, tốt nhất và ba tháng giữa và ba tháng cuối, giúp tạo kháng thể bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.
Hiện Hiện Việt Nam có hai vaccine phòng 4 chủng virus phổ biến A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho trẻ 6 tháng tuổi và người lớn, tiêm nhắc lại một mũi mỗi năm. Vaccine phế cầu hiện có loại gồm phế cầu 13 (Prevenar 13) và 23 (Pneumovax 23) cho người lớn.
Ngoài ra, để có kỳ mang thai khỏe mạnh, giúp con có kháng thể tốt trong những tháng đầu đời, mẹ nên tiêm vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván vào ba tháng giữa và cuối thai kỳ, cân nhắc tiêm thêm mũi sởi - quai bị - rubella, sốt xuất huyết tốt nhất cách ba tháng và tối thiểu một tháng trước mang thai.
Bác sĩ Bùi Công Sự
Quản lý Y khoa Vùng 3 - Miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.