Xung quanh câu chuyện "Những bài hát bị cấm", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ cảm nhận về những bất cập trong việc quản lý và cấp phép các ca khúc Việt:
Văn hóa, nghệ thuật là cái gì đó, là phạm trù, tính trừu tượng, là cảm xúc của con người. Không có khuôn khổ hay khung rào nào ngăn nó được. Bài hát đi vào lòng người là thành tựu của tác giả, họ viết bằng tấm lòng. Còn bây giờ nhạc thị trường ngổn ngang, không có chút nào cảm xúc mà vẫn cấp phép thì văn hóa ở chỗ nào? Thế nào là văn hóa, thế nào là nghệ thuật?
Nhạc xưa, khi được viết, tác giả rất nắn nót từng lời, từng câu, từng chữ. Nếu các bạn nghe được câu chuyện phía sau một bài nhạc được viết lên, bảo đảm rất thú vị. Còn nhạc bây giờ, khi viết lời, nói thiệt một câu: "nghe không nổi".
Tôi sinh năm 1999 và rất thích nghe nhạc xưa chỉ bởi vì nó hay và đi vào lòng người. Mỗi bài hát là mỗi câu chuyện, nỗi niềm riêng của tác giả. Chứ chưa bao giờ nghe nhạc vì vấn đề khác cả. Còn bây giờ nói thật thì nhiều bài hát nghe không lọt tai chút nào.
Nhạc xưa, khi được viết, tác giả rất nắn nót từng lời, từng câu, từng chữ. Nếu nghe kỹ bạn sẽ thấy rằng mỗi bài hát là mỗi câu chuyện, nỗi niềm riêng của tác giả qua từng giai đoạn. Bởi vậy, những bài hát rất xưa còn lưu hành được đến bây giờ vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của mình, cho dù thời gian có trôi qua bởi nó chính là nghệ thuật thật sự. Còn bây giờ nói thật nhiều bài hát được cấp phép nghe không lọt tai chút nào lại lên top thịnh hành youtube ầm ầm. Chỉ cần vài ngày sau là lặn mất tiêu bởi nó không có giá trị nghệ thuật, nội dung thì thiếu chiều sâu, không biết giới trẻ bọn họ thích cái gì đi nữa?
Xem nhiều trong ngày:
> Con tôi không phải học thuộc lòng một bài văn, thơ nào ở Anh
> Tôi bỏ việc lương 17 triệu đồng vì bị sếp đối xử bất công
>'Malaysia rất sợ Công Phượng'
> Giáo viên đánh học sinh có thể tạo ra thế hệ 'lì lợm'
> 'Đêm ở Đài Loan đáng sống như ngày'
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.