Bất động sản tăng giá sẽ kéo theo các dịch vụ, hàng hóa khác tăng theo. Điều này có lợi khi quốc gia có nhiều người nước ngoài tới làm việc. Thông qua các dịch vụ ăn uống, nhà ở, dịch vụ đi kèm... chúng ta sẽ giữ lại được nhiều tiền hơn từ chi phí sinh hoạt của họ chi cho các dịch vụ này. Đây là cách mà các quốc gia như Dubai, UEA, Hong Kong... hoặc những nước làm dịch vụ du lịch giúp người dân kiếm tiền. Người dân sở hữu bất động sản cũng sẽ có lượng lớn tiền huy động được từ việc tăng giá để đầu tư cho sản xuất.
Tuy nhiên, điều này cũng có tác động ngược lại vô cùng lớn. Những người không sở hữu hoặc sở hữu ít bất động sản, những người lao động nhập cư từ nhiều vùng miền khác nhau sẽ phải chi số tiền lớn cho các dịch vụ tương tự ở chính nơi họ làm việc. Người sở hữu bất động sản và các dịch vụ đi kèm sẽ giàu nên nhanh chóng, nhưng những người lao động nhập cư, làm thuê... sẽ nhanh chóng khánh kiệt.
Lúc này, xã hội sẽ chẳng khác gì một tổ mối, người dân sở hữu bất động sản và các dịch vụ đi kèm sẽ giống như "mối chúa", còn người lao động nhập cư sẽ là "mối thợ". Khi người nước ngoài rời đi vì chi phí bất động sản tăng cao, họ chuyển sang nước khác. Nhưng hậu quả sau đó ở lại sẽ đổ lên đầu những người lao động địa phương và người nhập cư để gồng gánh nuôi hệ thống bất động sản chi phí khổng lồ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.