Số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) cho biết trong năm 2016 người Việt ăn 4,920 tỷ gói mì ăn liền, tăng 2,5% so với năm 2015, và thị trường sản xuất mì ăn liền đang có dấu hiệu phục hồi.
Tôi cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân không tăng lên mà ngược lại đang giảm sút. Cuộc sống hối hả bây giờ, mọi người phải quay cuồng kiếm sống, nhiều gia đình chọn mì gói để ăn qua loa cho xong bữa.
(Xem thêm: Lương nhân viên ngân hàng chỉ dám ăn sáng bằng mì gói)
Như thế rất có hại, vì mì gói không cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể, nếu ăn nhiều và lâu dài, bệnh tật sẽ kéo đến.
Doanh số mì gói tăng là do sinh viên, công nhân và người lao động có lương thấp, thay vì ăn hủ tiếu, bún riêu... thì họ ăn sáng bằng mì gói để tiết kiệm tiền bạc. Nhưng cũng có người giàu thường xuyên ăn mì gói, cho trẻ con "chống đói" bằng mì ăn liền.
(Xem thêm: Rước dâu bằng Lexus rồi ăn mì gói dành tiền trả nợ)
Thử hỏi nếu người dân thỏa mãn với mức thu nhập thì mì gói có là sự lựa chọn của họ không? Dĩ nhiên là không vì ăn mì gói sẽ hại cho sức khỏe.
Thêm vào đó, trong những đợt cứu trợ đồng bào bị bão lũ, thiên tai, mì gói là "món quà" số một. Vì thế, tôi giật mình khi người Việt ăn đến 4.9 tỷ gói mì. Giả sử dân số nước ta là 95 triệu người thì mỗi người ăn đến hơn 51 gói mì một năm.
Phải chăng, nhiều người, nhiều gia đình sống khá giả, thu nhập cao nhưng vẫn thường xuyên ăn loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe này chỉ vì thấy tiện lợi, vì lười biếng và thậm chí vì thấy ngon miệng?
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.