Giá dầu là một biến số quan trọng của nền kinh tế vĩ mô. Nó cùng với nhu cầu tiêu thụ gây sức ép lên nền kinh tế toàn cầu và là nhân tố có thể tác động đến tỉ lệ lạm phát, ít nhất là trong ngắn hạn.
Trước sự biến động thất thường của giá xăng dầu, một số thành phần tham gia thị trường chọn cách chủ động phòng tránh rủi ro giá bằng các công cụ tài chính, một số khác chấp nhận mua bán theo giá giao ngay trên thị trường như là một cách phòng tránh rủi ro an toàn. Vậy đâu là nguyên nhân cho những hành động trên.
• Rủi ro trong vòng đời dài hạn của dự án khai thác, sản xuất dầu
- Một trong những rủi ro mà các công ty xăng dầu phải đối mặt khi đầu tư vào công suất sản xuất là giá dầu mỏ có thể giảm, và việc đầu tư có thể không mang lại lợi nhuận.
Chính điều này có thể giới hạn sự mở rộng đối với những công ty có ý định phát triển năng lực sản xuất của mình. Đó là kết quả dễ nhìn thấy của tất cả những sự đầu tư trong kinh tế nói chung.
Nhưng vấn đề ở đây là cần sự nhạy bén hơn đối với những quyết định dài hạn được đưa ra về dầu mỏ trước khi quá trình sản xuất đi vào hoạt động, cần có một sự cân đối cao giữa chi phí sản xuất liên quan đến việc đầu tư, cơ hội chọn lựa của những khoản đầu tư và tiềm năng thay đổi của giá dầu.
Nhưng chúng ta biết rằng, dầu mỏ có thể được mua bán kỳ hạn, vì thế một công ty xăng dầu nên, về nguyên tắc cơ bản, có thể cắt giảm sản xuất hoặc bảo vệ giá bán, một sự đầu tư trong quá trình chống rủi ro giá.
Đặc biệt, nó có thể bán một Hợp đồng giao sau (HĐGS) dầu mỏ để chốt giá ở một mức mà nó dự định là sẽ bán được trong tương lai.
- Lợi tức thu về từ việc đầu tư trong sản xuất dầu mỏ lệ thuộc vào sự khó khăn của quá trình mở rộng sản xuất, tùy thuộc vào từng nguồn dầu cụ thể. Những hợp đồng bảo hộ cần được đưa ra trong thời hạn từ ba đến mười năm hoặc thậm chí là dài hơn trước khi những chi phí được thu lại, trong khi các HĐGS xăng dầu có thời hạn chỉ 5 năm trở xuống.
Do bãi khai thác dầu có thể tiếp tục khai thác cho khoảng thời gian 20 năm sau đó hoặc hơn thế. Ở đây, vấn đề của người sản xuất là họ muốn bảo vệ giá cho cả quá trình, nếu không nó sẽ là rào cản đối với sự tham gia bảo hộ của họ.
• Sự thiếu minh bạch thông tin trên thị trường
- Có hai thành phần có mối quan hệ rõ ràng đối với việc bảo hộ giá của người sản xuất trên thị trường, đó là những nhà đầu tư tài chính và những người tiêu thụ xăng dầu.
Nếu việc trao đổi mua bán trên thị trường giao sau (TTGS) có thời hạn không đủ dài, điều này sẽ khuyến khích sự phát triển của thị trường phi tập trung OTC.
Một số thị trường đóng vai trò trung gian có tốc độ phát triển nhanh về những hợp đồng kỳ hạn (HĐKH), với thời gian dài hơn dành cho nhà đầu tư từ khi giá dầu bắt đầu tăng.
Nhưng sự thiếu minh bạch về thông tin, dữ liệu trên thị trường OTC, dẫn đến sự khó khăn để xác minh trong việc đưa ra quyết định. Đây là trở ngại lớn nhất liên quan đến tính thanh khoản của thị trường.
Chính vấn đề này, dẫn đến sự vắng mặt bảo hộ của những nhà sản xuất và tiêu dùng khi tham gia vào TTGS dầu mỏ trong việc sản xuất và tiêu thụ.
- Tính hữu ích của dữ liệu liên quan có thể quyết định trong việc phát triển độ tin cậy và đó là lý do của sự thanh khoản trong bất kỳ thị trường tài chính nào. Chẳng hạn như dữ liệu kinh tế vĩ mô thì quan trọng cho thị trường tỉ giá và lãi suất, thế nên dữ liệu về trữ lượng dầu mỏ, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, giao dịch mua bán,.v.v. thì quan trọng đối với thị trường dầu mỏ.
Mặc dù chất lượng của dữ liệu từ thị trường trao đổi giao sau thì tốt, nhưng dữ liệu khác trên thị trường dầu mỏ có được thì không đầy đủ. Những báo cáo cho thấy rằng trữ lượng dầu mỏ rất dễ bị hiểu sai ở những quốc gia và những công ty dầu mỏ có thể có động cơ để đánh giá cao nguồn dầu mỏ (ví dụ như gia tăng việc sản xuất, giảm giá thành).
Tương tự, đôi khi những số liệu về việc sản xuất dầu mỏ của những quốc gia OECD (khối các nước kinh tế phát triển) được đưa ra bởi tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) thì được đánh giá có chất lượng tốt đáng tin cậy, dữ liệu sản xuất ngoài khối OECD thì không được những người tham gia thị trường nhìn nhận như sự thật đáng tin cậy.
• Sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường hàng hóa kỳ hạn, giao sau
- Một lý do những người tiêu dùng dầu mỏ không tham gia bảo hộ là việc thiếu những HĐKH cho những sản phẩm khác.
Ta hãy hình dung như sau: Một công ty hàng không bảo hộ nguồn xăng dầu cho máy bay trong 10 năm tới bằng việc mua HĐKH xăng dầu. Nhưng không có thị trường kỳ hạn (TTKH) tương ứng cho vé máy bay và giá vé máy bay trong tương lai thì gần như thay đổi theo giá xăng dầu giao ngay.
Trong hoàn cảnh này, nếu chi phí của những đối thủ cạnh tranh phản ánh theo giá giao ngay xăng dầu trên thị trường, điều này làm hãng hàng không có thể bị đẩy ra ngoài cuộc cạnh tranh bởi những đối thủ không mua hợp đồng bảo hộ dầu mỏ, vì họ có thể cắt giảm giá vé thấp hơn, do họ mua được xăng dầu giá rẻ hơn trên thị trường giao ngay.
Vì thế, mặc dù sự bảo hộ sẽ cắt giảm sự biến động của chi phí sản xuất của công ty thì sự biến động của lợi nhuận có thể tăng hơn, thậm chí ngay cả khi tham gia mua trên TTKH xăng dầu nó có thể bán đầu ra kỳ hạn ở một thời điểm mà nó dự đoán là có lợi.
- Chúng ta có thể mở rộng ví dụ trên cho nhà sản xuất dầu mỏ. Hầu như những quốc gia không quan tâm việc bảo hộ ở mức độ đáng kể nào. Thực vậy, không có một chuẩn hợp đồng nào cho dầu ngọt vùng Trung Đông (một phần vì khả năng làm giá của những nhà cung cấp độc quyền).
Thị trường hàng hóa (TTHH) Tokyo không cung cấp những hợp đồng được xem là chuẩn mực cho dầu hỏa của Dubai và Omani. Những hợp đồng loại này chỉ có hiệu lực đến 6 tháng, đồng tiền sử dụng là Yen, và khối lượng giao dịch trao đổi nhỏ.
Mặc dù vậy, ở trung tâm giao dịch Dubai Mercantile Exchange có thể giao dịch mua bán mới một HĐGS cho dầu thô của Trung Đông.
• Tính độc lập khi ra quyết định và tính chuyên môn hóa của các thành phần tham gia thị trường
- Một lý do dẫn đến việc không bảo hộ giá dầu sản xuất ra có thể là sự bất lực của những quốc gia sản xuất dầu trong việc bảo hộ giá những gì họ nhập khẩu.
Nhiều ý kiến cho rằng những quốc gia sản xuất dầu từ nguồn mỏ của nó muốn thu được lợi nhuận từ bất kỳ sự đi lên của giá dầu và ít quan tâm đến việc giá dầu mỏ đi xuống.
Sự thật là, đối với những công ty Nhà nước quản lý về dầu mỏ, dường như họ nghĩ rằng có sự mất đi về lợi ích to lớn đi kèm với triển vọng có thể nhìn thấy đằng sau việc, nếu chẳng may theo HĐGS đã được ký kết họ phải bán tài sản quốc gia là dầu mỏ với mức giá thấp so với giá giao ngay.
- Tương tự như thế, những nhà sản xuất dầu mỏ thương mại chủ chốt không thường bảo hộ cho sản phẩm của họ.
Hầu hết sự giải thích được đưa ra cho vấn đề này là bởi những cổ đông của họ gây áp lực lên việc kiểm soát lợi nhuận, và sau đó là mức giá hợp tình hợp lý, công khai mức giá dầu bởi vì những cổ đông có thể bản thân họ muốn giữ giá dầu công khai minh bạch như một cách để bảo hộ, giống như quan điểm rõ ràng của nhà đầu tư hoặc như một phần của danh mục đầu tư đa dạng.
- Những công ty dầu mỏ độc lập nhỏ hơn, phụ thuộc lớn hơn vào những khoản vay ngân hàng hơn là vào những cổ đông góp vốn, thì lại tham gia bảo hộ nhiều hơn về một số sản phẩm của họ - có lẽ là bởi vì nghĩa vụ phải trả lãi vay.
Từ khi việc kinh doanh của họ được chuyên môn hóa hơn, sự phụ thuộc của họ trên giá dầu mỏ cũng dường như trở nên cao hơn, và vì lý do đó việc bảo hộ cũng có ảnh hưởng lớn hơn.
• Ảnh hưởng của những lý thuyết tài chính lên sự khuyến khích đầu tư và bảo hộ
- Những công ty thăm dò và sản xuất dầu mỏ thương mại đối mặt với sự không chắc chắn về những kết quả thu được không chỉ đến từ giá dầu mỏ, mà còn là bởi những lý thuyết tài chính có thể làm thay đổi hệ thống thuế quan sau khi những quyết định đầu tư của họ được đưa ra.
Điều này đã cho chúng ta cơ sở như là một sự ngăn cản làm thoái chí trong việc đầu tư và không dễ để bảo hộ giá trong thị trường.
- Đôi khi những thay đổi về thuế được thiết lập lại dưới hình thức việc sản xuất chia sẻ dựa trên những thỏa thuận. Chính phủ của một quốc gia sản xuất dầu có thể yêu cầu nhiều nguồn thu từ việc bán dầu dựa trên một mức giá chắc chắn cho một quốc gia, đổi lại là lời hứa về một mức thuế thấp hơn nếu giá dầu xuống dưới một mức thấp được thỏa thuận trước.
Ảnh hưởng của cách đánh thuế này như một sự bảo hộ về chính sách thuế đối với nhà sản xuất thương mại. Một số thống kê cho thấy rằng có khoảng 20% các công ty dầu mỏ chủ chốt quan tâm đến những thỏa thuận này.
Ngô Dũng PYV (tổng hợp)
* Bài cùng tác giả:
> Mong manh như giá xăng dầu
> Biến động xã hội làm điên đảo giá xăng dầu toàn cầu