Nền kinh tế nước ta bắt đầu năm 2012 những với những thuận lợi nhất định như tỷ giá USD/VNĐ liên tục ổn định, giá vàng và hoạt động đầu cơ vàng được kiểm soát, tốc độ tăng của CPI hạ nhiệt so với các năm, thị trường vốn được quan tâm hổ trợ phát triển ổn định...
Nhưng bên cạnh còn có những nỗi lo thường trực từ những tác động đến những yếu tố bên ngoài, trong đó sự tăng giá dầu mỏ dường như đang hiện hữu, do những biến động có thể nhìn thấy từ những sự kiện chính trị trên thế giới.
Có thể thấy trong khoảng thời gian 1987 - 1998 là thời điểm diễn ra cuộc hủng hoảng kinh tế châu Á và lệnh cấm khai thác và thăm dò dầu khí ở Nam Cực 50 năm được phê duyệt, giá dầu dao động trong khoảng 20 UDS/thùng.
Giá dầu tăng gấp đôi ở mức hơn 40 USD/thùng khi ảnh hưởng bởi lo ngại về nhu cầu cao và sự gián đoạn nguồn cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông và thiệt hại trên bờ biển vùng Vịnh từ cơn bão Ivan; Dầu sản xuất tại khu Bắc đã giảm 10% trong năm 2004.
Từ đây giá dầu liên tục tăng cao và lên đến mức 100 USD/thùng khi diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2006 -2009 và đồng Đôla Mỹ suy yếu.
Ngay sau đó, giá dầu đã rớt xuống mức “thảm hại”, khoảng 60 USD/thùng , mức chênh lệch giá nhiều nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân cho sự tụt giá này xuất phát từ việc tranh chấp giữa Nga và Ukraina về đường ống dẫn khí đốt vào năm 2009 và đồng Đôla Mỹ vẫn suy yếu.
Các sự kiện khủng hoảng hạt nhân tại Nhật, chiến tranh tại Lybia, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ xăng dầu lớn nhất thế giới đã đưa giá dầu điên đảo trở lại trong khoảng hơn 80 USD/thùng từ năm 2010.
Xin chia sẻ với độc giả "Biểu đồ về giá dầu và các sự kiện tác động trong thời gian qua", qua đó hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát hơn về giá xăng dầu và các sự kiện tác động để dự đoán được xu hướng của giá dầu trong thời gian tới.
Ngô Dũng PYV