Trả lời:
Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính vị và có khuynh hướng tác dụng khác nhau, từ đó tạo ra công năng chữa bệnh đa dạng.
Mọi người sắc thuốc bắc, thuốc nam xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống, như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả.
Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như người bệnh bị chứng hàn (cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh...), để lưu thông khí huyết, nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc, thì phải uống thuốc bắc hoặc thuốc nam khi còn nóng.
Ngược lại, với người bệnh bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô, họng khát, miệng lưỡi lở loét, táo bón, tiểu tiện sẻn đỏ..., phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.
Lưu ý, người bệnh cần đọc kỹ và tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của thầy thuốc vì mỗi loại thuốc được kê đơn đều có cách sử dụng riêng. Những thuốc được chỉ định bôi đắp ngoài mà dùng đường uống có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, có thể tử vong.
Bác sĩ Lâm Nguyễn Thùy An, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3