Trả lời:
Chào bạn,
Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ của Đại học Loughborough đã mô tả: "Số lượng thời gian cần thiết để ngủ của một người là thời gian để người đó không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày trong lúc làm việc".
Theo thống kê, giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian hoạt động của mỗi người. Khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng giúp trao đổi chất giữa các tế bào, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại thông tin một cách có hệ thống và củng cố khả năng nhớ dài hạn của não.
Học sinh ngủ đủ và đúng nhịp sinh học, trí nhớ sẽ được cải thiện, tâm trí trở nên minh mẫn, nhạy bén, tiếp thu bài học rất nhanh và khả năng tư duy tốt. Nếu cứ thường xuyên “ngủ ngày cày đêm” thì sẽ bồn chồn, khó chịu, dễ nóng giận, bần thần, mệt mỏi, uể oải trong ngày, đau khớp cổ, lưng, vai, hay quên, không thể tập trung vào công việc. Các em này thường có khả năng tiếp thu bài kém, ngủ gục trên lớp, thực tế đêm thức học bài cũng không phát huy tối đa hiệu quả.
Bạn cũng lưu ý dặn con hạn chế dùng các cất kích thích (cà phê, trà đậm, thuốc bổ) vào buổi tối. Không ăn quá no hoặc tập thể thao mạnh trước lúc đi ngủ. Nên có những giấc ngủ trưa ngắn để cho não nghỉ.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải