Lãng phí trong quản lý công, từ giải ngân vốn đến sử dụng đất đai, đang là thách thức lớn, đòi hỏi phải xử lý mạnh mẽ như chống tham nhũng, theo TS Đinh Văn Minh.
Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng xây lắp, mua sắm thiết bị, dịch vụ trên 100 triệu đồng phải đấu thầu khiến cơ quan nhà nước tốn thời gian, công sức và nhân lực.
Nhiều nhà, đất công ở trung tâm TP HCM bị đơn vị quản lý cho thuê trái quy định, không qua đấu giá, doanh nghiệp thuê nợ tiền kéo dài, theo Thanh tra thành phố.
Đạt hơn 90% khối lượng, dự án chống ngập cho 6,5 triệu dân TP HCM, tổng vốn 10.000 tỷ đồng, bị "đắp chiếu" suốt nhiều năm, nguy cơ đội vốn hàng nghìn tỷ.
Hàng trăm nghìn căn hộ hay dự án năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) được đầu tư rồi bỏ trống, đắp chiếu gây lãng phí nguồn lực lớn cần tháo gỡ, theo đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho rằng một số cán bộ muốn thực hiện dự án trong nhiệm kỳ để chứng tỏ năng lực, nhưng chủ quan, nóng vội, không đem lại hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển.
Dự án Trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở TP Vinh xây gần xong thì bỏ hoang suốt hai năm vì thiếu vốn để hoàn thiện, nhiều hạng mục đã xuống cấp.
Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết nhiều lĩnh vực có dự án lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nước nên cần xử lý một vụ để cảnh tỉnh cả vùng.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí phải được làm rõ trách nhiệm, tài sản quốc gia cần được sử dụng hiệu quả để tạo ra lợi ích cho cộng đồng.
Tuyến huyết mạch kết nối TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hai năm qua xuống cấp nghiêm trọng do chậm xác định "chủ sở hữu" để kịp thời cải tạo toàn diện.
Khu biệt thự ba mặt tiền ở quận 10 từng là nhà khách bị bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp, cây mọc kín, ngập rác thải, đang được TP HCM lập kế hoạch cải tạo.