Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ năm, 21/9/2017, 13:30 (GMT+7)

An Giang cơ giới hóa toàn bộ vựa lúa nếp Phú Tân

Toàn bộ nông dân Phú Tân hiện sử dụng máy gặt đập liên hợp của Nhật, máy sấy thóc và xay xát cho năng suất cao.

Vùng cù lao Phú Tân, tỉnh An Giang là một trong những địa phương dẫn đầu đồng bằng sông Cửu Long về diện tích gieo trồng lẫn sản lượng lúa nếp. Với 19.000 ha đất được bồi đắp từ phù sa của sông Tiền và Hậu, mỗi năm cho sản lượng 430 nghìn tấn mỗi năm.

Kế hoạch mở rộng diện tích chuyên canh kết hợp cơ giới hóa, đổi mới kỹ thuật canh tác... đang giúp bà con gìn giữ và phát triển thương hiệu lúa nếp Phú Tân nức tiếng đất An Giang.

polyad

Cánh đồng lúa được sử dụng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Bizmedia

Từ năm 1994 đến nay, người Tân Phú đẩy mạnh chuyên canh lúa nếp, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giữ gìn chất lượng nếp dẻo, ngon và hương thơm đặc trưng. Hai giống lúa nếp chủ lực là CK92 và CK 2003. Thời gian thu hoạch sau 105 ngày từ khi gieo sạ cấy lúa, năng suất mỗi vụ đạt 8-10 tấn mỗi ha, mỗi năm trồng được 3 vụ.

Toàn huyện hiện có hơn 80% nông dân sản xuất lúa nếp sạch theo các chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “một phải, 5 giảm”. Mục tiêu nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tạo cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Mô hình chuyên canh lúa nếp sạch tại Phú Tân

An Giang cơ giới hóa toàn bộ vựa lúa nếp Phú Tân
 
 
 

Chương trình “3 giảm, 3 tăng” được áp dụng 20 năm nay tại Tân Phú. Theo đó, nông dân giảm lượng giống gieo sạ, thuốc trừ sâu bệnh, phân đạm; đồng thời tăng năng suất lúa, chất lượng lúa gạo và hiệu quả kinh tế.

Chương trình “một phải, 5 giảm” triển khai từ năm 2005 giúp tiết kiệm đầu vào trong sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng đầu ra. Cụ thể, phải dùng giống lúa có xác nhận; giảm giống gieo sạ, phân, thuốc bảo vệ thực vật, thất thoát sau thu hoạch, nước chăm lúa.

polyad

Lúa nếp đặc sản An Giang đạt độ thuần 98% và năng suất 8- 10 tấn mỗi ha trong cả 3 vụ. Ảnh. Bizmedia

Hiện, toàn bộ nông dân Phú Tân đều sử dụng máy gặt đập liên hợp của Nhật, gặt và tuốt lúa ngay trên đồng ruộng. Sau đó, lúa nếp được thu mua và mang đến các nhà máy để sấy khô đạt tiêu chuẩn "7 đục, 3 trong". Cuối cùng, chuyển qua máy xay xát thành nếp thành phẩm.

Trên địa bàn huyện, có 15 nhà máy xay xát áp dụng công nghệ mới hiện đại thực hiện các công đoạn bóc vỏ trấu, xát trắng, lau bóng và tách màu bằng máy. Gạo nếp đạt tiêu chuẩn được cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Nhật, Indonexia, Đài Loan…

Hiện lúa nếp Phú Tân chủ yếu bán cho thương lái và được 6 công ty hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Gạo được dùng chế biến các món ăn từ dân dã như xôi, chè, bánh phồng.... Mỗi kg gạo nếp Phú Tân trên thị trường có giá 10.000-15.000 đồng.

An Giang

Chia sẻ bài viết qua email