Pha tâng bóng nghệ thuật của cầu thủ Thái Lan ở những phút cuối trận chung kết AFF Cup 2022 đã nói lên tất cả.
Những pha bị vờn, chuyền sai địa chỉ hay mất bóng, luống cuống của cầu thủ tuyển Việt Nam. Pha đá phạt vô hồn ra ngoài của Văn Hậu. Chất lượng sân Mỹ Đình. Các lứa cầu thủ trẻ mới sau lứa U23 Thường Châu ngày nào vẫn chưa cạnh tranh nổi.
Những cầu thủ phong độ chưa kịp cao đã xuống nhưng không ai thay thế. Những sai sót thành bản sắc: Chuyền sai, chuyển ẩu, chạy hùng hục, đá như gà mắc tóc.
May mắn hòa trên thế thua ở vòng loại hai World Cup trước Thái, may mắn thắng 0-1, trên thế thua thế trận ở King's cup, thua toàn diện ở AFF 2020 nói lên tất cả.
Tôi xin cảm ơn, ông Park và lứa cầu thủ này đã mang đến một làn gió, màu sắc và tinh thần bóng đá ở một giai đoạn nhất định. Họ đã nỗ lực và không thể hơn được nữa - vì sức người có hạn. Ai ơi đừng mơ về World Cup 2026 hay 2030.
Tuyển Việt Nam ngay cả khi lọt vào vòng ba - vòng loại World Cup 2022 là nhờ yếu tố tập thể kèm cụm từ đoàn kết, tính dân tộc, quyết tâm - mỗi cầu thủ đều có những ưu điểm đáng ghi nhận, nhưng họ vẫn có những sai số muôn thuở là chuyền sai, xử lý bóng tù, động tác tiểu xảo...
May mắn, bù lại có sự hỗ trợ kịp thời lẫn nhau - hiểu nhau từ bản sắc, từ tính tinh thần, và may mắn nữa là trong giới hạn của U23 trẻ Châu Á, Đông Nam Á thì các sai số đó ít bị khai thác.
Còn về trình độ, như đã nói - những sai số trên đã không làm cho bất cứ cầu thủ nào trụ được ở các nền bóng đá Nhật, Hàn, Bỉ, Pháp và thậm chí là Thái Lan. Ngược lại, họ có những cầu thủ lọt đội hình xuất sắc J-league 1, chức vô địch quốc gia Nhật Bản.
Cứ như thế này, sau thời ông Park, hết lứa này - thì tuyển Việt Nam còn đứng sau cả các lứa trẻ Indonesia, chứ đừng nói tới tuyển Thái Lan. Nói họ đẳng cấp thì hơi quá, nhưng chắc chắn hơn tuyển Việt Nam, điều đó thấy qua kết quả gần nhất.
Van Ma
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.