Có một vấn đề mà tôi rất không hiểu là: Vì sao kèn vuvuzela vẫn chưa bị cấm? Khoảng từ năm 2010, khi World Cup tổ chức ở Nam Phi, xuất xứ của kèn vuvuzela, người ta đã bắt đầu bàn về sự phiền phức và tác hại của nó. Ở Việt Nam tôi tin rằng cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề này.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác hại của kèn vuvuzela, nhiều giải đấu trên thế giới đều đã. Đến cả các cầu thủ của chúng ta cũng phải than phiền về nó.
Người ta thổi cây kèn này không chỉ trong suốt 90 phút của trận đấu, mà còn thổi trước và sau trận. Người ta thổi chỉ vì thích như vậy chứ không hẳn vì cổ vũ. Nếu để cổ vũ, sao vẫn mang vào sân thổi trong khi các cầu thủ đã than phiền?
Đó chỉ là khía cạnh trong sân bóng đá lớn, hãy nhớ ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều sân bóng đá phục vụ cho nhiều loại mục đích khác nhau. Vậy những hộ dân sống gần đó thì sao?
Tôi cũng là một trường hợp sống gần sân bóng đá, hằng ngày đều được nghe tiếng kèn chói tai này. Cuối tuần hoặc ngày lễ đúng là thảm họa. Sự ồn ào và phiền phức của kèn vuvuzela như thể tra tấn người khác, cứ như sống cạnh một bãi vật liệu xây dựng. Trên thực tế sân bóng nằm ở sau nhà tôi và kế bên là bãi vật liệu xây dựng, nên thực ra tôi phải hứng thảm họa kép - mỗi ngày.
Trong khi đó, hiện nay chưa có quy định cụ thể về loại kèn này và thường chúng ta cũng hay bỏ qua nó khi nhắc để xử phạt về tiếng ồn. Tôi nghĩ nên coi kèn vuvuzela là một dụng cụ gây phiền toái cho đời sống của người dân, tương tự như loa kẹo kéo đã nói đến nhiều. Tác hại do tiếng ồn nó gây ra không hề nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người thổi kèn và người nghe.
Danh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.