Người phụ nữ hàng xóm nhà tôi có cậu con trai đã ngoài 30 tuổi. Ngày cậu lấy vợ, ai trong xóm cũng mừng vui lây cho gia đình bà, bởi nhà bà thuộc dạng vất vả, nghèo khó nhất khu. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con một mình chứ không đi bước nữa. Bà phải giục mãi cậu con trai mới chịu nghe lời lấy vợ cho mẹ vui, đồng thời có thêm người để gánh vác việc đồng áng, chung tay vực dậy kinh tế gia đình vốn lúc nào cũng thiếu đói vài ba tháng trong một năm.
Sở dĩ cậu lấy vợ muộn vì luôn nghĩ rằng: "Nhà mình nghèo quá, liệu có cô nào chịu lấy không? Vả lại, liệu nghèo quá, lấy được vợ rồi cuộc sống có hạnh phúc không?". Những trăn trở, đắn đo của cậu mãi mới được dẹp bỏ khi có người làng làm mai mối cậu cho một cô gái ở làng kế bên, năm nay vừa tròn 20 tuổi. Cô gái không quá xinh nhưng gia đình thuộc dạng có điều kiện, kinh tế hơn nhà cậu. Đám cưới diễn ra chóng vánh sau hai tuần cặp đôi tìm hiểu nhau.
Đám cưới xong, hàng xóm gặp người mẹ đều tay bắt mặt mừng, nói rằng "từ nay có con dâu thì bà đỡ vất vả, không phải ra đồng làm việc, mà mọi chuyện đã có con dâu, con trai lo, bà chỉ quẩn quanh ở nhà cơm nước phục vụ con, dẫu sao cũng nhàn hạ hơn phải ra đồng làm việc nắng nôi, mệt nhọc". Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ được độ vài tháng, cô con dâu của bà bắt đầu lộ hết những bản tính thật, khiến bà từ thất vọng chuyển qua đau khổ.
Những buổi đi làm đồng về, thấy bà sửa soạn cơm nước chưa xong, con dâu "mặt nặng mày nhẹ", thậm chí có hôm còn không thèm chào hỏi mẹ chồng. Vì nghĩ con còn "trẻ người non dạ" nên bà cũng không nói qua nói lại gì, cứ để hết trong bụng. Giai đoạn đầu, con dâu bà chỉ "đá thúng đụng nia", nhưng về sau sẵn sàng "bật" lại bà, bất kể đúng, sai.
>> Tôi nhất quyết sống riêng để không trở thành mẹ chồng cay nghiệt
Có bữa, ở đồng về, thấy bà còn đun nấu trong bếp dù đã hơn 11 giờ trưa, người con dâu nói đổng từ khu giếng nước: "Ở nhà có mỗi nấu bữa cơm mà giờ này chưa xong. Chẳng biết làm gì, mò mẫm gì?". Nghe con dâu nói vậy, bà rất buồn, nhưng vẫn để bụng, đợi giờ cơm xong, bà mới gọi con dâu ra chia sẻ: "Con đừng nói xách mé, trống không với mẹ như thế. Ở nhà mẹ cũng phải làm bao nhiêu việc không tên chứ có chơi đâu. Nếu con cảm thấy mẹ ở nhà là nhàn hạ thì mai mẹ ra đồng...".
Không chịu tiếp thu, cô con dâu còn đốp chát lại: "Mẹ chỉ giỏi sang nhà hàng xóm buôn chuyện, chứ mấy cái việc không tên như quét dọn nhà cửa, nấu cơm nước con làm rốn cũng xong. Nếu mẹ thích thì mẹ cứ ra đồng mà làm, việc cơm nước, việc nhà cửa trưa đi làm về con sẽ lo hết".
Từ bữa mẹ chồng con dâu sinh ra nhiều chuyện hục hặc, đôi lúc đến cả tuần không chào hỏi nhau, cậu con trai cũng khó xử và buồn bã. Nếu nói nặng lời với vợ, câu sợ sẽ bị đổ vạ là bênh mẹ, mà góp ý với mẹ thì lại mang tiếng là bất hiếu. Chẳng vậy mà có lần thấy mẹ và vợ cãi nhau căng quá, cậu đã vung tay tát vợ một cái, khiến chuyện nhà càng thêm căng thẳng.
Đỉnh điểm là một lần nọ, sau khi mẹ chồng - nàng dâu cãi nhau to, cô con dâu đã nhất quyết "đuổi" bà ra ăn riêng, chứ không chịu ăn chung mâm nữa. "Từ ngày hôm nay, bà ăn riêng ra. Nếu con trai bà không đồng ý như vậy thì giải tán luôn chứ không thể chấp nhận được. Ruộng của bà, bà làm, của vợ chồng tôi, tôi làm...". Bữa đó, cậu con trai không có nhà do đi làm thuê trên tỉnh, nên không được chứng kiến vụ cãi nhau đó.
Hôm ở tỉnh về, thấy mẹ dọn mâm ăn cơm một mình, cậu mới hỏi rõ sự tình. Sau khi nghe mẹ kể lại chuyện bị con dâu bắt phải ra ăn riêng, đồng thời dò hỏi thêm thông tin từ những người hàng xóm, cậu đã lên cơn tăng xông, đuổi thẳng vợ về bên ngoại. Thời gian sau, cậu nhất quyết làm đơn ly hôn, mặc dù nhiều người khuyên can.
Nhìn cảnh gia đình bất hòa của người hàng xóm, tôi vừa thấy thương, vừa thấy đáng trách. Thực tế, chuyện các cô con dâu hiện đại hỗn láo, xấc xược với bố mẹ chồng như chuyện người hàng xóm của tôi không phải hiếm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách ứng xử sao cho phù hợp để giữ hạnh phúc gia đình. Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là một quan hệ rất nhạy cảm, rất dễ mâu thuẫn nếu thiếu đi sự tinh tế và ứng xử khéo léo.
Khi xã hội phát triển, kéo theo suy nghĩ và cách sống của con người cũng thay đổi. Cha mẹ và con cái ở hai thế hệ khác nhau. Không tránh khỏi những quan niệm và lối sống khác nhau. Nếu dung hòa được giữa hai thế hệ với nhau. Thì cuộc sống mẹ chồng nàng dâu cũng sẽ tốt đẹp và không căng thẳng. Tuy nhiên, cách sống và quan niệm của mỗi người thường khó thay đổi. Bởi vậy mà mâu thuẫn xảy ra.
- Xét nét con dâu về ngoại mà không xin phép
- Nhiều mẹ chồng đòi hỏi quá đáng với con dâu
- Con dâu tôi tha thiết được sống chung với nhà chồng
- 'Con dâu có giáo dục sẽ không cãi mẹ chồng'
- 15 năm cố gắng sống với mẹ chồng, không ra ở riêng
- Em dâu lên mạng nói xấu mẹ chồng