Nhờ chất đất ít nhiễm phèn và nguồn nước tưới trực tiếp từ khúc sông Sài Gòn chưa bị ô nhiễm, đồng thời được cách ly đúng ngày, rau muống nước Nhị Bình giữ được vị ngọt, giòn tự nhiên. Trung bình mỗi tháng, người dân thu 1,7 tấn rau trên 1.000m2.
Chuối Hưng Yên phát triển xanh tốt nhờ được bón phân chuồng trộn tro bếp, ngô, đỗ tương xay nhỏ. Với sản lượng 38.000 tấn mỗi năm, sản phẩm vừa được tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga...
Nhờ nguồn phù sa dinh dưỡng từ sông Thái Bình cùng quy trình trồng an toàn; cà rốt Đức Chính, Hải Dương không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất ra nước ngoài.
Chất đất màu mỡ, khí hậu ôn hòa của vùng đồi Cao Phong, Hòa Bình góp phần tạo điều kiện cho cam Xã Đoài phát triển tốt, mọng nước, có vị ngọt không kém giống cam trồng tại Nghệ An.
Bà con xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện trồng khoảng 12 ha ổi lê theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản lượng khoảng 51,6 tấn mỗi năm. Cây ổi lê cho quả quanh năm với giá bán ổn định giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo.
Quả cam sành Hà Giang tròn dẹt, vỏ sần, khi chín có màu cam đậm, tép cam mọng nước và mùi thơm dễ chịu. Hiện, Hà Giang có trên 8.000 ha cam sành cho sản lượng 33.264 tấn mỗi năm.
Mạnh dạn đầu tư trồng 2 ha chuối Nam Mỹ trên đất đỏ Đăk Wer, trong vụ thu hoạch đầu tiên, ông Nguyễn Trung Thành lãi hơn 600 triệu đồng.
Nhờ chính sách liên kết sản xuất phù hợp, nhiều gia đình ở Hậu Giang dần mở rộng mô hình trồng cam xoàn tiêu chuẩn, góp phần gìn giữ và phát triển giống cam quý của địa phương.
Nhiều đời nay, người dân Cầu Đất, Lâm Đồng vẫn tự phân loại hạt cà phê bằng tay trước khi đóng gói chuyển tới các cơ sở chế biến bởi họ cho rằng, máy móc không thể làm tỉ mỉ và kỳ công như con người.
Với diện tích trồng hàng năm khoảng 6.000 ha cùng chất đất cát pha thích hợp, hành tím là cây trồng chủ lực của bà con Vĩnh Châu.
Mỗi năm, vào mùa nước rút, bà con Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp tận dụng những dải đất phù sa để canh 1.861 ha ớt sạch, cung cấp cho nhà máy chế biến bột ớt khô.
Vùng đất Cao Lãnh, Đồng Tháp có trên 9.000 ha trồng xoài. Nhờ quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn GlobalGap, 80% sản lượng xoài Cát Chu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi nhiều thị trường như Nga, Nhật, Hàn Quốc.
Với hơn 1.400 ha chuyên canh, người dân Cẩm Giàng, Hải Dương thu hoạch khoảng 56.000 tấn cà rốt mỗi năm. Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia.
Theo kết quả khảo sát của văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, 78,3% người dân được khảo sát ở 12 tỉnh thành đều lựa chọn mặt hàng nông sản rau, củ, quả... có nguồn gốc trong nước.
Với sản lượng 5.000 - 6.000 tấn mỗi năm cùng chất quả thơm ngon, quýt đường Long Trị, Hậu Giang là một trong những đặc sản được yêu thích, đồng thời, góp phần tăng thu nhập cho bà con miền Tây.
Cà phê Tây Nguyên, chôm chôm Java, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... là những nông sản Việt xuất khẩu hàng triệu tấn ra khắp toàn cầu mỗi năm.
Ra đời từ một dự án hợp tác cùng tổ chức nước ngoài, với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap, Dakado được coi là thương hiệu bơ số một Đăk Lăk với sản lượng xuất khẩu hàng trăm tấn quả tươi mỗi năm.
Người dân mất khoảng 3 ngày để phơi khô hạt cà phê thay vì 10 ngày như trước. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, công sức lại khắc phục được tình trạng thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
Cam Vinh có nhiều giống ngon như cam Xã Đoài, Vân Du, Sông Con, V2, với mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh.
Với vị chua ngọt, mùi thơm dễ chịu lại mang giá trị kinh tế cao, mâm xôi (phúc bồn tử) được nhiều nhà vườn tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng gieo trồng. Trên tổng diện tích 20ha, cứ 1.000m2, bà con thu được 1.900 kg mâm xôi.