Trả lời:
Theo công văn 8688/BYT-DP của Bộ Y tế, trẻ em trong độ 12-17 tuổi được ưu tiên tiêm ngừa Covid-19, tiêm lần lượt từ độ tuổi cao xuống thấp, bắt đầu từ các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.
Trẻ được tiêm Covid-19 sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ tốt nhất, giúp ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong do Covid-19, đặc biệt trước biến thể Delta nguy hiểm khiến trẻ em không còn được xếp vào nhóm ít tổn thương như khi đại dịch mới bùng phát. Trong điều kiện bình thường mới, với tỷ lệ cao người lớn có kháng thể thì dẫn tới trẻ em, nhóm đang chiếm 27% tổng dân số Việt Nam, rơi vào tình huống trở thành nhóm yếu thế và rất dễ bị nhiễm virus và trở nặng.
Tiêm cho trẻ em là cách ngăn chặn trẻ trở thành nguồn lây nhiễm, là nền tảng quan trọng để trẻ sớm quay trở lại trường học, tham gia các hoạt động xã hội và phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, tỷ lệ tiêm chủng toàn dân phải đạt ít nhất trên 90%. Nếu ưu tiên tiêm Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi thì tỷ lệ tiêm chủng TP HCM được nâng lên gần 85%, tiệm cận tỷ lệ lý tưởng để đạt miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Khi trẻ quay trở lại trường học, tham gia các hoạt động xã hội, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm chéo từ môi trường xã hội, bạn bè cùng trường, cùng lớp rất cao. Trong khi chờ đợi được tiêm Covid-19, trẻ rất cần được tiêm bổ sung thêm nhiều loại vaccine quan trọng khác đã được chứng minh có tác dụng quan trọng trong việc giảm tỷ lệ diễn biến nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong gây ra do Covid-19 như sởi - quai bị - rubella, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm phổi, viêm gan siêu vi B, viêm màng não, thủy đậu...
Bác sĩ Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC