Phụ nữ đẻ được 04 tháng đang cho con bú có tiêm được vaccine không? Tiêm loại nào có phải tiêm ở viện khhông?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Phụ nữ đang cho con bú được Bộ Y tế khuyến khích nên tiêm vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt. Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 được sử dụng hiện nay không chứa virus sống, vì thế nó rất an toàn. Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, giúp cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, đồng thời vẫn tiếp tục cho con bú sau tiêm.
Hiện tại bạn đã sinh em bé được 4 tháng thì bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 bình thường và bạn có thể chích ở bất cứ đâu (Điểm tiêm lưu động, Trạm y tế, Bệnh viện) và tùy theo loại vaccine mà nơi đó phân phối mà bạn có thể tiêm mà không phân biệt.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể liên hệ hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchung vnvc. Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khoẻ.
Cháu đang điều trị cường giáp và uống thuốc hàng ngày. Cháu có được tính là người có bệnh nền và có thể tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?
Chào bạn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc tiêm chửng vaccine Covid-19, đối với trường hợp cường giáp đang dùng thuốc hàng ngày nếu tình trạng bệnh đã ổn định và khi khám sàng lọc tình trạng sức khỏe tốt, các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở,... trong giới hạn bình thường thì vẫn được chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Còn nếu bạn đang trong đợt điều trị tấn công hoặc đang trong đợt điều trị phóng xạ Iod hoặc có điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày) thì sẽ phải hoãn tiêm sau 14 ngày và xin thêm ý kiến của bác sĩ điều trị. Trước khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, người được tiêm phòng cần lưu ý chuẩn bị những việc sau: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, phiếu tiêm các vaccine khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,... sử dụng trong thời gian gần đây. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; Các bệnh mãn tính đang được điều trị; Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây; Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào; Tình trạng mang thai và cho con bú. Trong lần tiêm thứ 2, nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vaccine trước. Đồng thời, khi đi tiêm chủng đảm bảo thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế. Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Người trên 60 tuổi đã đặt stent tim và hiện duy trì thuốc chống đông máu có nên tiêm vaccine Covid 19-hay không? Nếu tiêm được thì xin hỏi trên thế giới,hiện nay, vaccine của hãng nào ít ghi nhận biến chứng với người có tiền sử bệnh tim hơn ạ? Xin cảm ơn!
Chào Anh/Chị, Người đã đặt stent và đang dùng thuốc chống đông, cần phải tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện nơi có đầy đủ điều kiện cấp cứu. Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu của từng loại vaccine Covid-19 đã cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả đối với người có bệnh nền tim mạch. Do vậy, Anh/Chị hoàn toàn yên tâm và tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào hiện có ở Việt Nam. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!
Thưa bác sĩ, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 của AstraZeneca thì bao nhiêu lâu sau có hiệu lực? Và hiệu lực phòng bệnh bao nhiêu %? So với việc tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine, thì hiệu quả của việc tiêm 1 mũi vaccine thì như thế nào?
Chào Anh/Chị, Như Anh/Chị đã biết, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca quy định 2 mũi tiêm. Bất cứ loại vaccine nào cũng vậy, không phải cứ sau khi tiêm vaccine ai cũng sẽ có 100% kháng thể phòng bệnh và cũng không phải ai sau khi tiêm vaccine kháng thể sẽ ngay lập tức sinh ra. Theo những nghiên cứu và hướng dẫn của nhà sản xuất, 2-3 tuần lễ sau cơ thể có đáp ứng miễn dịch. Hai mũi tiêm vaccine có thể cách nhau 4-12 tuần. Khi đã hoàn thành 2 mũi vaccine, hiệu quả bảo vệ có thể từ 76-80%, tùy thuộc vào từng đối tượng. Đối với vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca, như những loại vaccine khác không mang lại hiệu quả tuyệt đối 100%, nhưng có thể giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong lên đến gần 100%. Nên việc tiêm vaccine trong công tác phòng, chống dịch bệnh mang ý nghĩa hết sức quan trọng, là "vũ khí" hàng đầu để chống lại những ảnh hưởng to lớn của đại dịch. Tôi phải lưu ý một điều rằng, dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong việc phòng chống nhiễm và lây lan bệnh cho những người xung quanh. Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Chúc Anh/Chị sức khoẻ.
Bác sĩ ơi, sắp tới tôi sẽ tiêm vaccine Covid-19 nên rất lo, cần lắm lời khuyên trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 cần lưu ý những gì để tôi có thể an tâm đi tiêm.
Chào Anh/Chị, Thông thường, đối với vấn đề tiêm vaccine thì người lớn sẽ có tâm lý lo ngại hơn trẻ em, bởi trẻ nhỏ được Bố Mẹ ẵm đi tiêm nên không phải lo gì nhiều. Tại sao người lớn lo ngại nhiều trước khi tiêm vaccine Covid-19 vì người lớn đọc nhiều thông tin quá và người ta có xu hướng nghe thông tin xấu hơn là thông tin tốt, thành ra cái lo lắng là có thật. Thứ hai, hiện tại đã có rất nhiều chích ngừa vaccine Covid-19, ở Việt Nam thì vài triệu liều, các nước khác thì vài chục triệu liều. Do vậy, mình phải suy nghĩ theo hướng tích cực. Thứ ba, trước khi đi chích không cần lưu ý gì đặc biệt, ăn uống, nghỉ ngơi bình thường, không vận động mạnh, lăn xoăn bởi vì mình đi nhanh đi nhiều có thể huyết áp sẽ tăng, huyết áp cao thì sẽ hoãn tiêm lúc đó sẽ mất đi cơ hội được tiêm vaccine. Có một số người lo quá, uống 2-3 cữ cafe, lúc này tim sẽ đập nhanh nên cũng không tiêm được. Tuy nhiên, đối với người bình thường, trước giờ không cao huyết áp thì nên đo huyết áp trước khi đi tiêm. Tóm lại, trước khi đi chích ngừa cần phải bình tĩnh. Trong khi chích cần phải lắng nghe rất rõ hướng dẫn của bác sĩ như: chờ 30 sau tiêm, quan sát những phản ứng gì, thấy cái gì thì thông báo cho bác sĩ. Thông thường, khi có dấu hiệu tức ngực, khó thở, đau bụng, choáng váng, da nổi mày đay rất là nhanh,... thì báo ngay cho bác sĩ để được xử trí. Sau theo dõi 30 phút ở nơi tiêm chủng thì có về đi về bình thường, các bác sĩ cũng sẽ phát cho người tiêm phiếu theo dõi. Chúng ta nhớ rằng, mỗi người mỗi kiểu "hành" khác, không nhất thiết người khỏe mạnh bị "hành" ít, người nhỏ nhắn yếu ớt thì "hành" nhiều, điều này là không đúng. Hoặc suy nghĩ người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu sẽ bị "hành" nhiều cũng sai luôn. Do vậy, người tiêm chủng cũng không nên suy nghĩ sau khi tiêm chủng mình sẽ bị "hành" nhiều hay ít. Có 4 kiểu "hành" chính sau khi tiêm vaccine gồm: thứ nhất, chích vào thấy vẫn khỏe, không gặp phản ứng gì; thứ hai, chích vào khoảng 12 tiếng sẽ bị mỏi mệt, khó ngủ, nhức đầu, sốt (loại phổ biến nhất); thứ ba, chích xong khoảng 12 tiếng sau sốt cao, lạnh run, uống thuốc hạ sốt và sau đó sẽ hết; loại thứ 4 gây phiền toái nhất là mắc ói, đi ngoài,... nếu như chịu đựng được có thể ở nhà, nhưng nếu cảm thấy khó chịu quá thì nên tới bệnh viện. Thông thường, tất cả các phản ứng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 24 - 36 tiếng, hay là 48 - 72 tiếng, chứ không ai kéo dài trên 72 tiếng hết. Do vậy, trước khi đi tiêm đừng suy nghĩ nhiều quá, thoải mái, tin tưởng thì sẽ ổn thôi. Đối với Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc sẽ tư vấn đầy đủ cho các anh chị những trường hợp nào được tiêm tại VNVC, những trường hợp nào chờ đợi hướng dẫn của Bộ Y tế, chúng tôi cũng như bác Khanh phải lắng nghe những phản ứng của cơ thể sau khi chích ngừa, đối với những bất thường gì thì chúng tôi đều chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, cơ sở y tế. Trong trường hợp phòng phản vệ sau tiêm, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tại bàn tiêm những thuốc cấp cứu, thiết bị cần thiết để sử dụng ngay, ngoài ra, đội ngũ theo dõi phản ứng sau tiêm thường quy chúng tôi đã thực hiện rồi, hiện nay càng quan sát cẩn thận hơn tất cả những phản ứng để mang lại sự an toàn tối đa cho khách hàng, đồng thời những lời khuyên của chúng tôi đến với khách hàng đều là những lời khuyên để đảm bảo khách hàng tiêm an toàn, những trường hợp nào cần hoãn tiêm/ thận trọng chúng tôi cũng cung cấp đầy đủ thông tin. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong mỏi tất cả những điều về dịch vụ, tư vấn của bác sĩ với mong muốn cho các khách hàng được tiêm an toàn nhất. Do vậy, trước khi tiêm chủng mong quý khách hàng sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin để chúng tôi có thể phục vụ tốt nhất. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!
Tôi năm nay 44 tuổi, bị bệnh viêm gan B mãn tính hơn 10 năm nhưng trong tình trạng ổn định và chưa từng uống thuốc. Năm 41 tuổi sau khi sinh con tôi bị dị ứng nổi mề đay không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, tôi bị xoang mãn tính, hay bị nhiễm cảm cúm khi chuyển mùa dẫn đến ho rất lâu. Năm ...
Chào Anh/Chị, Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Tình trạng bệnh mãn tính đã ổn định, không sử dụng thuốc như là bệnh viêm gan B thì chúng tôi khuyến cáo Anh/Chị nên theo dõi tại bệnh viện. Chúng ta biết được, đối với bệnh viêm gan B, đôi khi chúng ta phải có những đợt xét nghiệm để kiểm tra bệnh đang ổn định hay đang diễn tiến để có thể điều trị kịp thời. Còn trong trường hợp Anh/Chị bị dị ứng cần phải thông tin đầy đủ cho bác sĩ để các bác sĩ có thể quyết định Anh/Chị có thể tiêm chủng tại các cơ sở y tế ngoài bệnh viện hoặc trong bệnh viện, hay trong trường hợp nặng có thể chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được thông tin là Anh/Chị đã tiêm vaccine cúm hàng năm và Anh/Chị thấy hiệu quả rất là tốt, chúng tôi thấy rằng việc tiêm ngừa để chúng ta có thể phòng được những biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp. Ngoài vaccine cúm, Anh/Chị có thể tiêm phòng các loại vaccine như vaccine phế cầu, vaccine ho gà. Đặc biệt những người có bệnh lý nền thì chúng ta cần tiêm phòng những vaccine hiện có để tránh sự nhầm lẫn giữa một bệnh lý đường hô hấp với dịch Covid-19 mà hiện nay vaccine đang khan hiếm. Và chúng ta thấy là nếu trong trường hợp có vaccine thì Anh/Chị vẫn là người có thể tiêm ngừa đầy đủ, ngay cả những vaccine phòng Covid-19, chỉ cần thiết là Anh/Chị phải thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh lý của Anh/Chị trong quá khứ, hiện tại và việc Anh/Chị sử dụng thuốc như thế nào thì Anh/Chị hoàn toàn có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 được. Và rất mong rằng Anh/Chị sẽ tiêm đầy đủ nhiều loại vaccine, chứ không phải là vaccine cúm. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Xin chào bác sĩ, tôi có dị dạng mạch máu não thì có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 không? Xin cảm ơn!
Chào Anh/Chị, Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, có nhiều vấn đề lớn đối với sức khỏe. Bệnh thường có phác đồ điều trị khác nhau tùy vị trí mạch máu dị dạng. Do vậy về trường hợp của Anh/Chị cần có ý kiến của bác sĩ điều trị về việc tiến triển, phác đồ điều trị sau đó mới có được khuyến cáo vụ thể về việc tiêm phòng vaccine Covid 19. Theo hướng dẫn hiện nay của BYT việc tiêm phòng trên đối tượng bệnh lý nền ổn định cần được theo dõi sát phản ứng sau tiêm và nên được tiêm trong BV để được theo dõi và xử trí kịp thời. Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Ngày 27/6/2021 em có tiêm vaccine AstraZeneca. Sau khi tiêm xong thì cơ thể không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ hơi nhức nhẹ chỗ tiêm và sốt nhẹ. Nhưng khoảng 3 ngày sau em có dấu hiệu hơi tức ngực trái, thi thoảng cũng hơi nhói ở tim (đến giờ vẫn còn dấu hiệu đó). Do mới tiêm vaccine nên cũng thấy hơi ...
Chào bạn, Nếu hiện tại bạn vẫn còn tình trạng tức ngực trái và hơi nhói ở tim (trước khi tiêm phòng bạn không có những biểu hiện này) thì bạn nên đi khám tuyến chuyên khoa tim mạch để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn cụ thể về những biểu hiện này, xem có phải là tình trạng bệnh lý của tim hay là những biểu hiện sau tiêm vaccine Covid-19. Dựa vào kết quả khám của tuyến chuyên khoa thì các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn xem có tiêm mũi 2 hay không. Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Bác sĩ cho tôi hỏi sau khi tiêm vaccine Covid-19 nếu sốt có được uống thuốc hạ sốt không? Bao nhiêu độ thì uống?
Chào anh, Sốt sau tiêm vaccine Covid-19 là một phản ứng toàn thân thông thường: sốt nhẹ - rất thường gặp và sốt ≥38 độ C, đây đều là những phản ứng thường gặp. Trong trường hợp nếu anh sốt từ 38,5 độC thì có thể uống thuốc hạ sốt, còn trong trường hợp sốt nhẹ <38 độ C, nếu có thêm các phản ứng thông thường khác như đau chỗ tiêm, đau đầu, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, mệt mỏi thì vẫn có thể uống thuốc hạ sốt - giảm đau. Nếu chỉ sốt nhẹ <38 độ C thì anh có thể nghỉ ngơi, mặc đồ thông thoáng, uống nhiều nước và theo dõi thêm. Cảm ơn câu hỏi của anh, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Bệnh dại là tình trạng nhiễm trùng virus dại cấp tính, tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương. Virus dại có thể xâm nhập khi chó mèo cắn, cào, liếm vào vết thương hở, dù là nhỏ hay lớn. Thời gian ủ bệnh dại ở người thông thường từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, tùy thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ và vị trí của vết cắn.
Khi triệu chứng bệnh dại bệnh dại xuất hiện, 100% người bệnh sẽ tử vong trong đau đớn và hoảng loạn. Bệnh dại không có thuốc điều trị. Vaccine và huyết thanh kháng dại là biện pháp phòng ngừa dại duy nhất.
Trong trường hợp của bạn, dù vết thương nông và chỉ rướm máu, bạn vẫn cần tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh. Trước đó bạn đã tiêm vaccine HPV, vẫn có thể tiêm dại vì hai vaccine này không tương tác với nhau. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn cụ thể về phác đồ tiêm vaccine dại hiệu quả.
Hiện Việt Nam có hai loại ngừa dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), tiêm bắp hoặc tiêm trong da. Đây là vaccine dại thế hệ mới sản xuất từ tế bào vero với quy trình khép kín, được kiểm soát chặt chẽ nhằm tăng độ tinh khiết, không chứa tế bào thần kinh, nên an toàn khi tiêm chủng.
Người chưa từng tiêm vaccine cần tiêm 5 mũi trong vòng một tháng (0-3-7-14-28), có thể chỉ định dùng thêm huyết thanh kháng dại và huyết thanh, vaccine uốn ván. Bác sĩ có thể chỉ định dừng tiêm tùy theo mức độ của vết thương và quan sát được tình trạng của con vật sau 10 ngày.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
HPV là virus gây u nhú ở người, có hơn 200 chủng khác nhau. Khoảng 20% virus không tự đào thải mà gây nhiễm dai dẳng, biến đổi các tế bào dẫn đến sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) và ung thư ở vùng kín như cổ tử cung, hậu môn, âm đạo, dương vật, vòm họng...
Tổn thương sùi mào gà có thể được điều trị triệt để nhưng không loại bỏ được virus hoàn toàn. Virus có thể duy trì ở "trạng thái ngủ" trong nhiều năm và tái hoạt động khi hệ thống miễn dịch suy giảm. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể tái phát bệnh sau khi quá trình điều trị kết thúc. Bên cạnh đó, việc từng quan hệ tình dục hay từng nhiễm HPV không đồng nghĩa đã nhiễm tất cả chủng HPV. Kháng thể có được từ lần nhiễm các chủng HPV đã được đào thải không tồn tại lâu dài.
Việc tiêm vaccine phòng HPV vẫn có hiệu quả cho bạn dù đã từng quan hệ tình dục và chữa sùi mào gà, vì vaccine giúp bảo vệ khỏi các chủng HPV chưa nhiễm, phòng tái nhiễm. Bạn không cần xét nghiệm trước khi tiêm vaccine HPV.
Hiện Việt Nam có hai loại vaccine HPV. Gardasil phòng được 4 type 6, 11, 16, 18 chỉ định tiêm cho bé gái và phụ nữ trong độ tuổi 9-26. Vaccine Gardasil 9 phòng ngừa 9 type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, chỉ định tiêm cho cả nam và nữ trong độ tuổi 9-45. Hiệu quả bảo vệ đến trên 90%.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Thủy đậu do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên. Một người đã mắc thủy đậu khi có chẩn đoán của bác sĩ hoặc xét nghiệm xác định thì không cần tiêm vaccine thủy đậu. Trường hợp của bạn không nhớ đã từng mắc bệnh chưa, nên tiêm vaccine để phòng các biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, chuẩn bị tốt cho thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu thai phụ mắc thủy đậu ở 3 tháng đầu, virus có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh như bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân... Trong khoảng thai 13 - 20 tuần có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi như: thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.
Khoảng 20% mẹ bầu bị thủy đậu phát triển trạng thái viêm phổi, trong đó, 40% trường hợp sẽ tử vong. Trẻ dễ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ tử vong lên đến 30% nếu mẹ bị nhiễm ở giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt nếu mẹ nổi ban thủy đậu trước 5 ngày và đến 2 ngày sau sinh.
Do đó, việc tiêm vaccine sẽ giúp mẹ phòng bệnh và tạo miễn dịch thụ động cho trẻ ngay từ lúc chào đời. Bạn có kế hoạch mang thai trong năm nay thì tốt nhất nên hoàn tất phác đồ tiêm trước khi có thai 3 tháng, tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây bệnh trong thời gian chưa hoàn tất lịch tiêm chủng để vaccine phát huy hiệu quả tốt nhất.
Hiện Việt Nam có 3 loại vaccine phòng thủy đậu gồm Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) với lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau một tháng cho người lớn. Hiệu quả bảo vệ lên đến 98%.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Nhiều người lo lắng vaccine dại gây suy giảm trí nhớ, chần chừ không tiêm chủng hoặc tiêm muộn. Điều này rất nguy hiểm bởi khi xâm nhập vào cơ thể, virus dại sẽ theo dây thần kinh lên não, phá hủy hệ thần kinh trung ương. 100% phát bệnh dại đều tử vong. Nếu chậm trễ tiêm ngừa, vaccine dại có thể không còn tác dụng.
Trước đây, Việt Nam từng áp dụng vaccine dại được bào chế từ não chuột nên có tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng trí nhớ. Hiện nước ta đã chuyển sang vaccine dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Đây là hai loại vaccine dại thế hệ mới sản xuất từ tế bào vero với quy trình khép kín, được kiểm soát chặt chẽ nhằm tăng độ tinh khiết, không chứa tế bào thần kinh, đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng thần kinh hay suy giảm trí nhớ. Vaccine không chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú. Ở các nước phát triển, bác sĩ thú y được tiêm phòng dại nhắc lại mỗi năm. Do đó, bạn không nên e ngại tác dụng phụ mà bỏ lỡ thời gian tiêm chủng cho con.
Nếu con vật không mắc bệnh dại, tiêm vaccine cũng giúp con bạn có kháng thể phòng bệnh. Trường hợp bé bị cào, cắn lần sau, nếu đã tiêm 3 mũi vaccine chỉ cần tiêm thêm 2 mũi mà không cần tiêm huyết thanh. Trường hợp của bạn vẫn theo dõi được con vật, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ vết thương và tình trạng con vật sau 10 ngày để chỉ định dừng mũi tiêm.
Bạn lưu ý khi có vết thương do chó mèo, cắn cào, cần rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng dưới vòi nước chảy 45 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt để giảm thiểu lượng virus dại đi vào cơ thể nếu có. Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín hoặc điều trị bệnh theo mẹo dân gian, hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bác!
Thông tin kê toa của nhà sản xuất, vaccine sốt xuất huyết Qdenga chỉ chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Người đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong vòng một tháng sau khi tiêm vaccine, đang cho con bú.
- Người bị suy giảm miễn dịch, gồm: đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch như hóa trị liệu hoặc liều cao corticosteroid toàn thân, liệu trình dài hai tuần trở lên.
- Những người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc nhiễm HIV không có triệu chứng kèm theo suy giảm chức năng miễn dịch.
- Người gặp phản ứng quá mức với hoạt chất, liều vaccine Qdenga trước đó hoặc với bất kỳ tá dược nào.
Bác năm nay 65 tuổi, có bệnh nền cao huyết áp không thuộc trường hợp chống chỉ định của vaccine sốt xuất huyết. Bác có thể tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng mà không cần tiêm tại bệnh viện.
Khi đi tiêm, bác lưu ý mang theo các giấy tờ khám sức khỏe liên quan cũng như ghi chú thông tin về những loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ sẽ khám sàng lọc và đánh giá tình hình sức khỏe tại thời điểm hiện tại để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp cho bác.
Khi đi tiêm, bác cần ăn no vừa phải, không để bụng đói khi đi tiêm ngừa. Sau tiêm, bác theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng và 24-48 tiếng tiếp theo tại nhà. Bác có thể kết hợp ăn uống đủ các nhóm chất cũng như vận động nhẹ nhàng để vaccine giúp cơ thể sinh kháng thể tốt hơn.
Vaccine sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) nghiên cứu, phát triển, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn, giúp phòng ngừa cả bốn type huyết thanh sốt xuất huyết Den-1, Den-2, Den-3, Den-4, đồng thời ngăn tái nhiễm. Hiệu quả phòng bệnh hơn 80%, khả năng ngăn bệnh nặng, biến chứng hơn 90%. Lịch tiêm 2 mũi trong 3 tháng.
Cảm ơn câu hỏi của bác.
Chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Một người đã mắc thủy đậu, có chẩn đoán của bác sĩ hoặc có xét nghiệm xác định thì không cần tiêm vaccine thủy đậu. Trường hợp của bạn chưa mắc thủy đậu thì nên tiêm vaccine thủy đậu trước, sau đó tiêm vaccine zona thần kinh. Lý do, thủy đậu và zona thần kinh đều do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên. Sau khi mắc thủy đậu, virus VZV sẽ "ngủ đông" tại rễ thần kinh cảm giác, khi gặp điều kiện thuận lợi như lớn tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, mắc bệnh mạn tính, căng thẳng, stress... virus sẽ bất hoạt, gây bệnh zona thần kinh.
Hiện Việt Nam có ba loại vaccine phòng ngừa thủy đậu gồm Varilrix (Bỉ) tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Lịch tiêm ngừa cho người lớn gồm hai mũi cách nhau ba tháng, giúp phòng bệnh lên đến 97%.
Với zona thần kinh, hiện Việt Nam có vaccine phòng zona thần kinh Shingrix do hãng dược GSK (Bỉ) sản xuất. Hiệu quả ngăn bệnh đến 97% ở người từ 50 tuổi, từ 70-87% ở người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý.
Vaccine đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và biến chứng khác hơn 90%. Lịch tiêm gồm hai mũi cách nhau 1-2 tháng tùy đối tượng tiêm.
Ngoài vaccine, bạn cần nâng cao thể trạng tổng thể bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress