Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)

Em tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 rồi bao giờ với được tiêm mũi 2. Em có thể đăng ký tiêm ở đâu? Xin cảm ơn!

Trinh Van Kiên, 25 tuổi, 91 Bùi Văn Ba
Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện tại theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì khoảng cách giữa 2 mũi vaccine Covid-19 của AstraZeneca là 4-12 tuần và còn tùy thuộc vào tình hình phân phối vaccine của từng địa phương thì khoảng cách giữa 2 mũi sẽ ở thời gian khác nhau. Hiện tại tiêm vaccine Covid-19 là hoàn toàn miễn phí. Bạn hãy liên hệ với chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang làm việc để biết bao giờ có thể được tiếp được liều 2.

Tôi muốn được tiêm vaccine Covid-19 nhưng không biết đăng ký tiêm ở đâu và gặp khó khăn không có xe đi lại bị mắc kẹt tại TP.HCM. Tôi muốn tiêm để được về quê thì phải làm thế nào, cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Công Toàn, 25 tuổi, Cầu Xóm Củi
Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,

Hiện tại thì VNVC chưa triển khai hình thức tiêm dịch vụ vaccine Covid-19. Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai tiêm miễn phí vaccine Covid-19 ở các tỉnh thành. Vì vậy, Anh/Chị nên liên hệ y tế địa phương hoặc chính quyền địa phương nơi bạn cư trú/tạm trú để được biết rõ chi tiết và được hỗ trợ giúp đỡ.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Xin hỏi bé Vũ Đức Duy 06/10/2019 có lịch tiêm ngừa 16/7/2021 mũi cúm nhắc lại và mũi viêm não Nhật Bản cùng mũi viêm gan A. Nhưng do tình hình dịch bệnh nên đã không thể duy chuyển lên tới VNVC tại Cần Thơ để tiêm chủng, cho em hỏi có cách nào để cháu được đi tiêm chủng không ạ?

Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 25 tuổi, TP. Vị Thanh, Hậu Giang
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,

Về cơ bản, hiện nước ta đã vượt qua giai đoạn cao điểm của dịch bệnh Covid-19. Các tỉnh thành đã dỡ bỏ quy định về giãn cách xã hội, do vậy, Anh/Chị có thể đi tiêm chủng trở lại bình thường mà không cần lo ngại về các chốt kiểm dịch.

Hiện là khoảng thời gian chích ngừa tốt nhất cho trẻ em và người lớn. Đặc biệt là những em bé và người thân đã từng bị Covid-19 có thể an tâm đi chích ngừa các loại vắc xin phòng bệnh khác, vì bản thân đã từng mắc bệnh rồi. Tuy nhiên, khi đi chích ngừa người dân cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc phòng dịch và nên hẹn giờ chích để tránh tình trạng tập trung đông đúc. Nên tập cho bé thói quen mang khẩu trang và kính che giọt bắn. Khi đi phụ huynh nên tự mang theo chai hoặc ly uống nước riêng hoặc ly sử dụng 1 lần.

Những địa điểm chích ngừa vaccine hiện đang mở cửa là những nơi tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid-19. Khi đi chích vaccine, người dân chỉ cần tuân thủ việc khai báo y tế và các nguyên tắc phòng dịch. Mặt khác, các nhân viên y tế hiện đã chích đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và tuân thủ việc mang khẩu trang, nên xác suất lây Covid-19 cho khách hàng là rất khó. Nên nếu chờ đến khi hết dịch Covid-19 mới đi chích ngừa là quá trễ. Lấy ví dụ, hiện các mũi vaccine cơ bản phải chích đầy đủ 3 mũi mới có thể đảm bảo khả năng miễn dịch cho trẻ trong 6 tháng đầu, trễ lắm là trong 7 - 8 tháng. Nếu không chích vaccine, thì khi vừa kết thúc giãn cách, trẻ không đủ miễn dịch, những nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan khủng khiếp như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu,... có thể tấn công ngay lập tức, khiến trẻ mắc bệnh. Do đó, nếu có cơ hội, người dân cần đi tiêm phòng ngay lập tức. Đừng nên quá lo lắng về Covid-19 mà đánh mất cơ hội phòng những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi có tên chích vaccine Covid-19 ngày 11/8/2021 tại Trung tâm Y tế ở Vũng Tàu, sau khám sàng lọc thì áp huyết cao nên không thực hiện chích mà chuyển hồ sơ về chích ở Bệnh viện cho an toàn. Từ đó tới nay vẫn chưa thấy ai gọi hỏi gì, báo gì về vấn đề trên. Vậy thông tin ưu tiên chích vắc ...

Trần Tường Như, 64 tuổi, Phường 9, TP. Vũng Tàu
Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bác,

Đối với các dối tượng có bệnh nền điều trị chưa ổn định sẽ được chuyển vào các cơ sở bệnh viện để tiêm ngừa nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm. Với trường hợp của bác hãy chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để đăng ký tiêm tại các cơ sở bệnh viện. Xin cảm ơn.

Thưa bác sĩ, Covid-19 có nguy hiểm cho trè 2 tuổi không?

Achieve Le, 28 tuổi
Bác sĩ Lê Minh Thọ

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Mặc dù trẻ em mắc bệnh Covid-19 ít hơn so với người lớn, các triệu chứng cũng nhẹ hơn, tuy nhiên vẫn có một số trẻ mắc bệnh và các triệu chứng nặng, đặc biệt ở các trẻ em có các yếu tố nguy cơ cao như dư cân béo phì hoặc bệnh lý nền nặng thì thường diễn tiến nhanh với suy hô hấp do tổn thương phổi nặng.

Việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, hụt hơi, thở nhanh hoặc tụt SpO2 đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ hô hấp kịp thời. Bên cạnh đó, điều trị nhanh chóng bằng kháng viêm, kháng đông, kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y tế sẽ góp phần nhanh chóng giảm tổn thương các cơ quan, giảm chuyển độ nặng và tử vong.

Mũi 1 tiêm vaccine Sinopharm thì mũi 2 có được tiêm loại khác không ạ? Hoặc sau bao lâu có thể tiêm loại khác, của Mỹ chẳng hạn. Xin cảm ơn!

Achieve Le, 31 tuổi
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay đối với vấn đề chuyển đổi các loại vắc xin Covid-19, Bộ Y tế chưa có khuyến cáo tiêm mũi 1 Sinopharm thì mũi 2 có thể chuyển đổi loại khác.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Chào bác sĩ. Tôi 39 tuổi, hiện sống tại TP.HCM, con tôi được 6 tháng tuổi, đã được chích vaccine ngừa bệnh lao & viêm gan B từ lúc mới sanh. Đến tháng thứ 2 & 3 bé được chích vaccine 6 trong 1 & uống Rotavirus. Do dịch Covid-19 nên TP.HCM giãn cách xã hội, đến nay là 3 tháng rồi tôi chưa đưa bé ...

Tăng Ngọc Phú, 39 tuổi, Bình Chánh, TP.HCM
Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,

Việc trì hoãn, ngắt quãng tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ lộ trình các loại vắc xin sẽ làm bé có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm có thể phòng được từ vắc xin như Bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng hô hấp do HIB; viêm gan B có trong vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, các bệnh do Phế cầu có trong vắc xin Synflorix hoặc Prevernar; bệnh cúm; bệnh viêm màng não do mô cầu BC;... Do vậy, nếu bé nhà Anh/Chị đã trễ các lịch tiêm chủng thì nên cho bé đi tiêm tại cơ sở tiêm chủng để được phòng các bệnh nêu trên càng sớm càng tốt.

Cảm ơn câu hỏi Anh/Chị. Trân trọng.

Có nhiều ý kiến cho rằng, tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca có thể gây ra tình trạng đông máu, xuất hiện cục máu đông. Vậy chúng ta có cần đi xét nghiệm tình trạng đông máu của cơ thể hay không trước khi tiêm vaccine Covid-19?

Nam Nguyễn, 32 tuổi, Thái Bình
ThS Nguyễn Diệu Thúy - Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị, Nói đến trường hợp đông máu của vaccine Covid-19, thứ nhất về tỷ lệ rất là hiếm, thứ hai chuyện phát hiện tác dụng đông máu không quá khó. Thời gian đầu ở các nước trên thế giới, việc phát hiện các trường hợp đông máu tương đối khó vì chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên hiện nay cả thế giới đều có kinh nghiệm trong phát hiện sớm vấn đề đông máu. Ở Việt Nam cũng đã đưa ra những phác đồ cụ thể, thậm chí những nơi như ở mức bệnh viện, điểm tiêm chủng huyện vẫn có thể xử lý được. Việc xét nghiệm đông máu cho chủng ngừa vaccine Covid-19 hoàn toàn không có giá trị gì vì không có tác dụng cụ thể trong việc giúp cho bác sĩ khám sàng lọc các quyết định trong việc chỉ định tiêm chủng. Cơ chế rối loạn đông máu của một người đang có với cơ chế tạo ra cục máu đông hoàn toàn khác nhau. Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn Anh/Chị.

Nhiều người đang truyền tai nhau rằng không biết bản thân mình có dị ứng với vaccine không, trong khi sốc phản vệ thì nguy hiểm, chúng ta có nên đi test dị ứng, nồng độ của cơ thể trước khi tiến hành tiêm chủng vaccine Covid-19 không? Điều này có chính xác hay không, có cần thiết thưa không bác sĩ

Thanh Thanh, 36 tuổi, Đồng Nai
ThS Nguyễn Diệu Thúy - Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị, Thông thường, một người bị dị ứng kinh niên thì mới đi xét nghiệm dị ứng thành phần, còn những người bình thường thì không cần xét nghiệm, đặc biệt trong tiêm chủng không cần thiết làm xét nghiệm vì nó không có giá trị. Vì dù có làm xét nghiệm, cũng không chắc các xét nghiệm đó chính xác hoàn toàn với các thành phần trong vaccine. Khi thực hiện các xét nghiệm ở ngoài, người ta chỉ xét nghiệm các dị ứng thông thường như: trứng, bụi nhà,... còn thành phần vaccine thì người ta không chế được các chế phẩm vaccine để làm xét nghiệm phát hiện có dị ứng hay không? Do vậy, cái quan trọng nếu có dị ứng nhẹ vẫn nên chích vaccine, tại nơi chủng ngừa được trang bị đầy đủ dụng cụ giải quyết dị ứng đó, các bác sĩ sẽ xử lý được hết nếu có chuyện không may xảy ra. Còn dị ứng nặng có thể cần phải chích trong bệnh viện. Mọi người không nên lăn tăn rằng mình có cần xét nghiệm dị ứng trước khi chích ngừa. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Cảm ơn Anh/Chị.

Thưa bác sĩ!

Tôi bị K (tuyến tiền liệt) 6 năm điều trị ngoại trú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp hơi cao. Xin hỏi có được chích vaccine Covid-19 không? Nếu được đăng ký tiêm tại đâu? Cảm ơn bác sĩ!

Hoang, 64 tuổi, Thanh Hoá
Ths.Bs Ngô Thị Kim Phượng, Bác sĩ Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bác, Đối với trước hợp của bác bị K (ung thư) tuyến tiền liệt đồng thời bị huyết áp cao, đái tháo đường và tuổi cũng đã khá cao, khoảng 70 tuổi. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay thì người trên 65 tuổi thuộc đối tượng thận trọng khi tiêm chủng vaccine Covid-19. Đồng thời, với những bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường vẫn có thể tiêm chủng với điều kiện tình trạng bệnh ổn định trên 3 tháng. Đối với trường hợp K tuyến tiền liệt thì cần căn cứ thêm yếu tố bác có đang điều trị hóa trị, xạ trị hay không. Nếu đang hóa trị, xạ trị thì phải đợi kết thúc đợt điều trị trên 14 ngày mới có thể cân nhắc tiêm chủng. Với trường hợp K tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thì bác nên hoãn tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chờ những hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế. Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề tiêm ngừa vaccine Covid-19, bác có thể tới các cơ sở y tế có khả năng sơ cấp cứu ban đầu hoặc các bệnh viện để được khám sàng lọc trực tiếp và tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của bác. Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bác có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress