Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)

Khi nào được tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ dưới 18 ạ. Nay con 17 tuổi con cũng muốn đi làm mà chưa tiêm được vaccine Covid-19. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp!

Huỳnh Nguyễn Thu Hương, 17 tuổi, Quận 7, TP.HCM
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện tại theo khuyến cáo của các nhà sản xuất vaccine, chỉ có loại Pfizer là có nghiên cứu ở đối tượng trẻ trẻ từ 12 tuổi, tuy nhiên, hiện tại Bộ Y tế Việt Nam đang khuyến cáo độ tuổi tiêm chủng vaccine Covid-19 là 18 tuổi trở lên. Vì vậy, bạn chờ thêm thông báo mới nhất của Bộ Y Tế.

Chào bác sĩ! Em chuẩn bị làm IVF thì cần tiêm vaccine trước bao lâu thì mới thực hiện được IVF? Nếu đã có thai thì có tiêm được vaccine không? Nếu được thì cần phải thực hiện những xét nghiệm gì trước khi tiêm để tránh sốc phản vệ với vaccine? Em xin cảm ơn!

Tâm Nguyễn, 40 tuổi, TPHCM
Ths.Bs Ngô Thị Kim Phượng, Bác sĩ Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị, Hiện tại chưa có khuyến cáo của nhà sản xuất về các trường hợp tiêm vaccine cần khoảng cách bao lâu trước khi mang thai. Để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất và sinh miễn dịch, bạn nên hoãn thành 2 mũi vaccine Covid-19 ít nhất 1 tháng trước khi thực hiện IVF. Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chúng ta sẽ hoãn tiêm đối phụ nữ đang mang thai. Quy định hiện nay không khuyến cáo làm xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine để tránh sốc phản vệ. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu của phản vệ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí kịp thời. Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Chúc Anh/Chị sức khỏe!

Xin hỏi là người dân có nên hoãn tiêm vacxin Astrazeneca, chờ có vacxin khác về Việt Nam rồi mới tiêm hay không?

Tung Viet, 26 tuổi, Đống Đa
Ths.Bs Ngô Thị Kim Phượng, Bác sĩ Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị, Trước tiên, tôi khẳng định là không nên chờ đợi. Được tiêm vacxin lúc này là một cơ hội, vì hiện tại chúng ta chỉ đang thực hiện tiêm vacxin cho những đối tượng có nguy cơ cao theo Nghị quyết 21, bao gồm 11 đối tượng. Đối tượng có nguy cơ cao phải gắn liền với địa bàn có nguy cơ cao, ví dụ như địa bàn đang có dịch hoặc địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao như người dân đi lại nhiều như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, hoặc các khu du lịch... Vừa rồi còn có thêm đối tượng công nhân trong các khu công nghiệp mặc dù không nằm trong nhóm đối tượng của Nghị quyết 21 nhưng vẫn được tiêm. Như vậy, tiêm vacxin chính là một cơ hội và đồng thời cũng là một quyền lợi. Chúng ta không nên trì hoãn tiêm hoặc chờ đợi có vacxin khác mới tiêm. Vacxin Astrazeneca đã được tiêm ở rất nhiều nước trên thế giới, nó đã chứng minh được khả năng bảo vệ cũng như khả năng phòng bệnh trong việc giảm các triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong. Hiện nay, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, việc tiêm vacxin giúp các Anh/Chị giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc nếu có mắc thì chỉ gặp những triệu chứng nhẹ, đặc biệt là làm giảm nguy cơ tử vong. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Em mới bị chó cắn vết nhẹ ở ngón chân, không phải đầu ngón mà phía trong gần với bàn chân. Em được biết nếu bị cắn ở đầu ngón thì phải tiêm huyết thanh nhưng em bị phía trong ngón gần bàn, có cần tiêm không? Phác đồ tiêm 3 ống và phải chia ra chích huyết thanh 6 lần trong một giờ, thông ...
Nguyễn tuyền, 33 tuổi, Tân Hưng Tân hòa vl
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Virus dại sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ di chuyển dọc theo các dây thần kinh với vận tốc rất nhanh, khoảng 12-24 mm/ngày, sau đó tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương não bộ và rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh, tử vong.

Mầm bệnh tồn tại trong nước bọt của chó và lây nhiễm vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn và liếm vào vết thương hở. Khi có vết thương do chó gây ra, người dân cần phải sơ cứu để giảm thiểu lượng virus dại đi vào cơ thể như rửa vết thương cùng xà phòng dưới vòi nước chảy 15 phút, đó rửa lại vết thương bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt. Sau bước sơ cứu, cần đến ngay trung tâm tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tuyệt đối không nên nặn máu, chà xát, tránh gây dập nát, không băng kín vết thương khiến virus dại xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể.

Hiện vaccine và huyết thanh kháng dại là biện pháp phòng bệnh duy nhất. Kháng thể có trong huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa, làm chậm sự lan tỏa virus từ đó ức chế nguy cơ gây bệnh. Vaccine dại và huyết thanh kháng dại thường được kết hợp với nhau để tạo hiệu quả điều trị dự phòng bệnh dại. Thông thường, khi có chỉ định dùng huyết thanh kháng dại, người bệnh chỉ tiêm 1 lần sau khi bị cắn. Huyết thanh kháng dại cần tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn. Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vaccine dại.

Do đó, bạn nên đến trung tâm tiêm chủng để bác sĩ xem xét vết thương, khai thác lịch sử tiêm chủng của bạn để chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Phác đồ tiêm ngừa dại cho người chưa tiêm vaccine gồm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Nếu đã tiêm trước đó, chỉ cần tiêm lại hai mũi vào các ngày 0 và 3.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Khi nào Việt Nam mới có vaccine ngừa bệnh zona ?
Tùng Nguyễn, 70 tuổi, Nhà số 8 đường 4, KDC Kiên Cường, xã Bình Hưng, Bình Chánh, TpHCM
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Ngày 15/5/2024, Bộ Y tế chính thức cấp phép sử dụng vaccine Shingrix của hãng dược phẩm GSK phòng zona thần kinh. Hiện vaccine chưa được triển khai tiêm ở Việt Nam.

Vaccine được khuyến cáo cho người chưa từng mắc zona và người từng mắc bệnh để phòng tái nhiễm. Là đối tác chiến lược toàn diện với GSK, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ sớm triển khai tiêm vaccine này tại Việt Nam.

Mới đây, ngày 20/9, VNVC đã triển khai tiêm vaccine sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn sau khi vaccine này được phê duyệt cùng đợt với vaccine zona thần kinh.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Em có hai bé, đều mất sổ tiêm, không nhớ lịch sử tiêm chủng. Nếu gia đình muốn đi tiêm cho bé, có cần xét nghiệm nồng độ kháng thể không, thưa bác sĩ?
NT, 47 tuổi, số 81 đường 47, P. Tân Quy, Q7, Tp HCM.
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Không rõ hai bé nhà mình đã tiêm vaccine ở trung tâm nào? Nếu hai bé từng tiêm chủng ở VNVC, bạn có thể tải ứng dụng di động VNVC và điền đầy đủ thông tin để tra cứu lịch sử tiêm chủng của bé đã được lưu tại đây.

Nếu không tra cứu được trên ứng dụng, bạn có thể đưa hai bé đến bất kỳ trung tâm tiêm chủng nào của VNVC để được bác sĩ tra cứu thông tin lịch sử tiêm chủng của bé đã được VNVC lưu lại và đưa lên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Trường hợp nếu hai con của bạn không tiêm ở VNVC, bạn có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của bé trên Hệ thống Thông tin tiêm chủng Quốc gia hoặc đưa bé đến các trung tâm VNVC để bác sĩ hỗ trợ tra cứu thông tin trên hệ thống này.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tôi có ba cháu, tiền sử tiêm chủng đầy đủ theo chương trình Tiêm chủng của VNVC. Nay các cháu 5 tuổi, 3 tuổi và 3 tháng tuổi. Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi xuất hiện dịch ở TP HCM. Xin hỏi, có nên tiêm bổ sung vaccine theo chiến dịch cho các cháu không, nếu tiêm thì tiêm loại nào, thưa bác ...
Truong Hong Quan, 39 tuổi, TP.HCM
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Để phòng bệnh, phụ huynh cần cho trẻ tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa sởi, cách ly ca nghi bệnh, tránh tiếp xúc đông người, giữ vệ sinh cá nhân và nâng cao thể trạng. Tiêm ít nhất hai mũi vaccine có thành phần phòng sởi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp ngăn sởi và biến chứng lên đến 98%. Khi có dịch, người dân vẫn có thể tiêm bổ sung một mũi cách mũi trước đó tối thiểu 1 tháng để tăng cường kháng thể bảo vệ.

Hiện Việt Nam có 4 loại vaccine sởi gồm vaccine sởi đơn (MVVAC) và sởi - rubella (MRVAC) do công ty Polyvac (Việt Nam) sản xuất); sởi - quai bị - rubella Priorix (Bỉ) do hãng dược GSK sản xuất và sởi - quai bị - rubella MMRII do hãng dược MSD (Mỹ) sản xuất. Trong đó, loại phối hợp ngừa sởi - quai bị - rubella chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ. Hiện vaccine được triển khai trong chiến dịch tiêm vaccine sởi là sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất phòng ngừa hai bệnh sởi và rubella.

Trường hợp con bạn nếu đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine có thành phần phòng sởi thì có thể yên tâm. Trường hợp muốn bổ sung thêm vaccine sởi, bạn nên tư vấn thêm từ cơ quan y tế địa phương, nơi tổ chức chiến dịch hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC hoặc gọi Tổng đài của VNVC theo số 028 7102 6595 để được tư vấn cụ thể.

Bên cạnh sởi, hiện có nhiều vaccine thế hệ mới và các loại vaccine cần tiêm nhắc khác như: vaccine cúm cần tiêm nhắc hằng năm, bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm nhắc khi trẻ 4-6 tuổi, 9-15 tuổi và tiêm nhắc mỗi 10 năm/lần; vaccine não mô cầu B thế hệ mới...

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Làm cách nào để tiếp cận vaccine ung thư phổi, muốn phòng ung thư phổi cần thực hiện gì?
Bùi Dương Phương Hải, 36 tuổi, Lâm Đồng
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư toàn cầu, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở cả nam và nữ giới.

Vaccine ung thư được thế giới quan tâm, phát triển trong 10 năm trở lại đây. Có nhiều dự án về vaccine đang thử nghiệm, ví dụ mũi ngừa ung thư phổi LungVax của Anh, BNT122 điều trị ung thư phổi. Tháng 7, Belarus phê duyệt vaccine ung thư phổi của Cuba. Hiện Việt Nam chưa có vaccine ung thư phổi.

Để bảo vệ phổi, đồng thời phòng bệnh hô hấp tốt, mỗi người cần thực hiện nghiêm các biện pháp như không tập hút thuốc lá, ngưng hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc; giữ vệ sinh sạch sẽ không gian sống như nhà cửa, chăn gối, đồ chơi; giữ ấm; vệ sinh răng miệng, mũi họng đúng cách; đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất); thực hiện ăn chín, uống sôi...

Tiêm chủng là một trong những cách giúp bảo vệ và tạo miễn dịch cho cơ thể đồng thời giúp lá phổi khỏe mạnh. Trong đó, vaccine ngừa phế cầu khuẩn và cúm giúp bảo vệ phổi hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm tai giữa... do các chủng vi khuẩn phế cầu và virus cúm có trong vaccine gây ra. Ngoài ra, trước tình hình các bệnh như bạch hầu, ho gà đang gây nhiều ca mắc không rõ nguồn lây trong cộng đồng, bạn nên tiêm nhắc các loại vaccine này để tăng cường bảo vệ hệ hô hấp.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tôi năm nay 54 tuổi có thể tiêm được những loại vaccine nào để bảo vệ sức khỏe thưa bác sĩ?
Trần Văn Kiều, 54 tuổi, TP.HCM
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tuổi càng cao sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu. Từ đó, các mầm bệnh truyền nhiễm dễ tấn công và gây bệnh nặng ở người cao tuổi. Điển hình như cúm, phế cầu gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết đều có tỷ lệ tử vong cao ở người lớn tuổi.

Người lớn tuổi chủ động tiêm ngừa vừa là cách bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bệnh tật, biến chứng nặng, vừa là cách tránh mắc bệnh và lây nhiễm cho các đối tượng nguy cơ khác trong gia đình như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền...

Hiện Việt Nam lưu hành hơn 50 loại vaccine phòng hơn 40 bệnh truyền nhiễm. Trong đó, người lớn cần tiêm ngừa gần 15 loại vaccine phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt các vaccine như: cúm mùa, phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn, ho gà - bạch hầu - uốn ván, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm gan A+B... Mỗi loại vaccine sẽ có số mũi tiêm và khoảng cách giữa các mũi khác nhau. Một số vaccine sẽ giới hạn độ tuổi, ví dụ các vaccine phòng não mô cầu tiêm tối đa cho người đến 55 tuổi.

Do đó, trường hợp 60 tuổi chưa tiêm vaccine cần đến trung tâm tiêm chủng để bác sĩ khai thác lịch sử tiêm ngừa, bệnh sử và đưa ra chỉ định tiêm các loại vaccine phù hợp.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Tôi từng tiêm vaccine HPV nhiều năm trước. Vậy giờ, khi chuẩn bị bước sang tuổi 40, tôi có cần phải tiêm nhắc lại vaccine HPV không? Ngoài vaccine HPV, phụ nữ trên 40 được khuyến cáo nên tiêm những loại vaccine nào nữa? Cảm ơn bác sĩ tư vấn!
Vũ Thị Nga, 38 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay, vaccine HPV được chỉ định tiêm cho người từ 9-45 tuổi, tùy độ tuổi bắt đầu mà có độ tuổi khác nhau. Trong đó, người từ 27-45 tuổi cần tuân thủ phác đồ 3 mũi vào tháng 0-2-6 kể từ mũi đầu và không cần tiêm nhắc. Các nghiên cứu cho thấy vaccine giúp sinh miễn dịch tốt, nồng độ kháng thể duy trì ở mức cao và hiệu quả kéo dài.

Trường hợp của bạn đã tiêm đủ 3 mũi vaccine từ nhiều năm trước, tức là loại vaccine 4 chủng. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ phát triển vaccine đã rất phát triển, Việt Nam đã có thêm loại vaccine thế hệ mới là Gardasil 9. Người đã tiêm vaccine Gardasil có thể tiêm bổ sung Gardasil 9 để phòng thêm 5 chủng HPV 31, 33, 45, 52, 58 (ngoài chủng 6, 11, 16, 18 đã có ở vaccine Gardasil). Các chủng này gây ra ung thư cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật, ung thư hầu họng và các bệnh ung thư vùng đầu, cổ. Do đó, để phòng bệnh toàn diện khỏi các tuýp HPV nguy cơ cao, bạn nên tiêm thêm loại Gardasil 9 với phác đồ 3 mũi trong 6 tháng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress