Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)

Bác sĩ cho tôi hỏi sau khi tiêm vaccine Covid-19 nếu sốt có được uống thuốc hạ sốt không? Bao nhiêu độ thì uống?

Duc Nguyen, 28 tuổi, Hà Đông
Ths.Bs Ngô Thị Kim Phượng, Bác sĩ Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào anh, Sốt sau tiêm vaccine Covid-19 là một phản ứng toàn thân thông thường: sốt nhẹ - rất thường gặp và sốt ≥38 độ C, đây đều là những phản ứng thường gặp. Trong trường hợp nếu anh sốt từ 38,5 độC thì có thể uống thuốc hạ sốt, còn trong trường hợp sốt nhẹ <38 độ C, nếu có thêm các phản ứng thông thường khác như đau chỗ tiêm, đau đầu, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, mệt mỏi thì vẫn có thể uống thuốc hạ sốt - giảm đau. Nếu chỉ sốt nhẹ <38 độ C thì anh có thể nghỉ ngơi, mặc đồ thông thoáng, uống nhiều nước và theo dõi thêm. Cảm ơn câu hỏi của anh, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Người chưa quan hệ tình dục có bị nhiễm HPV? Em 20 tuổi, chưa quan hệ tình dục, vậy đây có phải là thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa HPV không ạ?
Ngọc Bích, 20 tuổi, Đà Nẵng
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Nhiều người cho rằng mèo hoặc các động vật nhỏ, được nuôi nhốt từ khi còn bé, sẽ không có nguy cơ mắc bệnh dại. Song đây là quan niệm sai lầm vì mèo cũng có nguy cơ gây bệnh dại như chó.

Ở trường hợp của bạn, mèo cào xước và gây chảy máu rất cần tiêm chủng vaccine. Nếu trước đây bạn chưa chủng ngừa, bạn cần hoàn thành phác đồ tiêm 5 mũi vào các ngày 0-3-7-14-28. Nếu trước đó đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Bạn nên đến cơ sở tiêm chủng để xem xét vết thương và chỉ định tiêm ngừa và huyết thanh kháng dại nếu cần.

Thống kê của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, trong đó số ca tử vong do mèo cào, cắn khoảng 10%, gần 700.000 người bị chó mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần 1.000 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 27 ca bệnh dại tử vong và 100.00 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng.

Tại TP HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật ghi nhận ngoài chó gây thương tích 74,8%, mèo cũng chiếm tỷ lệ 20,5%, tiếp theo là dơi, và các loài động vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).

Dại là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, 100% tử vong khi phát bệnh dại. Bệnh thường tăng cao vào mùa nóng, nhất từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Do đó, việc chủ động dự phòng trước phơi nhiễm rất quan trọng. Người bị cắn phải tiêm vaccine sớm và đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, xử trí đúng cách vết thương do con vật gây ra.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Em 45 tuổi thì tiêm ngừa vaccine HPV 9 tuýp được không, vaccine còn hiệu quả không?
Ngu Thu Phan , 45 tuổi, Vĩnh Long
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện HPV có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Việt Nam có hai loại vaccine HPV là Gardasil (Mỹ) phòng ngừa 4 tuýp HPV phổ biến cho nữ giới từ 9-26 tuổi và Gardasil 9 (Mỹ) được chỉ định tiêm chủng cho nữ giới, nam giới, mở rộng độ bảo vệ trước 9 tuýp HPV nguy cơ cao gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 với hiệu quả bảo vệ 94%.

Để tăng độ bảo vệ, một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho nam và nữ giới từ 27-45 tuổi (nếu họ chưa tiêm chủng). Nam và nữ giới trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Trường hợp của bạn hiện 45 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine HPV nhưng hiệu quả bảo vệ sẽ không tối ưu. Bạn có thể đến trực tiếp các đơn vị tiêm chủng như VNVC để được các bác sĩ tư vấn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Thưa bác sĩ, tôi có 2 con trai 12 tuổi và 17 tuổi, hai cháu cũng đã tiêm phòng vaccine phòng quai bị lúc còn nhỏ. Nhưng tôi thấy không an tâm vì bệnh quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn đối với bé trai, nên tôi có ý định cho hai con tiêm tiếp, tiêm nhắc lại vaccine phòng chống bệnh ...
Nguyễn Thùy Dương, 40 tuổi, Hà Nội
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ, hầu hết người đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine MMR (Mỹ) phòng sởi - quai bị - rubella sẽ có đáp ứng miễn dịch bền vững suốt đời. Vaccine sởi, quai bị, rubella rất hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, ngăn ngừa các biến chứng do những bệnh này.

Mặc dù vaccine sởi, quai bị, rubella cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người, nhưng miễn dịch này có thể giảm theo thời gian và một số người có thể không còn được bảo vệ chống lại bệnh quai bị trong suốt cả cuộc đời.

Để đảm bảo hiệu quả vaccine, sau khi hai con lớn, bạn có thể đưa hai con đi thực hiện xét nghiệm quai bị để tìm kháng thể, nếu kháng thể suy giảm có thể thực hiện tiêm mũi nhắc nếu cần thiết.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Tôi có 2 con trai 12 tuổi và 17 tuổi, tôi muốn đăng ký cho hai con tiêm vaccine thủy đậu thì cần tiêm mấy mũi. Sau khi tiêm xong có cần tiêm nhắc lại không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Thùy Dương , 40 tuổi, Hà Nội
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay vaccine thủy đậu chủ yếu đang được tiêm chủng dịch vụ với danh mục 3 loại vaccine cho trẻ em và người lớn, trong đó vaccine thuỷ đậu thế hệ mới Varilrix (Bỉ) tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.

Hai con của bạn ở lứa tuổi 12 tuổi và 17 tuổi cần hoàn thành phác đồ 2 mũi vaccine cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch phòng bệnh đến 98%, giảm gánh nặng bệnh tật, tránh biến chứng nguy hiểm như zona thần kinh, viêm phổi, viêm não...

Miễn dịch từ vaccine thủy đậu được nhìn thấy bền vững và mức giảm theo thời gian không đáng kể và không có giá trị thống kê. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, suy giảm miễn dịch, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm kháng thể khi có nhu cầu tiêm nhắc.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Xin hỏi sốt rét do muỗi alophen đốt có vaccine không? VNVC có vaccine sốt vàng không? Lịch chủng ngừa ra sao ạ?
Nguyễn Tiến Đạt, 48 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền từ người này sang người khác qua vết đốt của muỗi Anopheles. Sốt rét xuất hiện tại hơn 90 quốc gia trên thế giới, có hơn 241 triệu ca mắc, ước tính 627.000 ca tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, sốt rét có tốc độ lây lan mạnh vào tháng 4-5 và tháng 9-10.

Hồi tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt vaccine sốt rét đầu tiên. Vaccine RTS,S/AS01, còn gọi là Mosquirix, do Hãng dược GlaxoSmithKline (GSK) của Anh phát triển, chưa được phê duyệt tại Việt Nam.

Với bệnh sốt vàng, tiêm vaccine Stamaril (Pháp) là cách ngừa bệnh sốt vàng an toàn, và chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suốt đời. Bạn có thể liên hệ đến VNVC để được tư vấn và đăng ký chủng ngừa.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Thưa bác sĩ, tiêm vacine để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả? Xin cảm ơn!
Nguyễn Minh Chính, 29 tuổi, Bà Rịa Vũng Tàu
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện có hai bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả là viêm gan B và HPV.

Virus gan B còn là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan. Bệnh lây qua tình dục và từ mẹ sang con. Việt Nam hiện đang nằm trong vùng lưu hành của virus viêm gan B, tỷ lệ lây nhiễm cao. Tiêm vaccine là biện pháp chủ động bảo vệ bản thân và mọi người. Một điểm lưu ý khi đi tiêm vaccine viêm gan B là bạn cần xét nghiệm máu để xác định bản thân có đang nhiễm bệnh và đã có kháng thể với virus này hay chưa. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ tiêm chủng sẽ tư vấn mũi tiêm phù hợp với bạn.

Còn HPV là virus gây u nhú ở người, từ lâu đã được các nhà khoa học xác nhận là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục và các ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, ung thư vùng đầu mặt cổ. Vaccine HPV đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ lên đến 94% các chủng virus có trong vaccine. Vaccine thế hệ mới chủng người được cho cả nam và nữ từ 9-26 tuổi và không cần xét nghiệm trước khi tiêm ngừa. Nếu đã qua độ tuổi tiêm ngừa HPV nhưng vẫn có mong muốn phòng bệnh, bạn vẫn có thể liên hệ đến trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất để được tư vấn phòng ngừa.

Ngoài ra, bên cạnh việc tiêm ngừa, để phòng cách bệnh lây qua đường tình dục, bạn cũng cần chú trọng giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống vận động nâng cao sức khỏe, quan hệ tình dục an toàn và khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm bệnh.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Bác sĩ cho cháu hỏi tiêm vaccine phòng dại sáng 13 đến tối 14 trẻ 5 tuổi bị phát ban ít thì có phải do vaccine không? Cách xử lý lúc này là gì ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Thị Luyện, 36 tuổi, Bắc Ninh
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Một lưu ý sau tiêm chủng là theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút đầu tại trung tâm tiêm chủng và theo dõi tại nhà thêm 48 tiếng sau tiêm. Các phản ứng thông thường sau tiêm có thể kể đến như:

Các triệu chứng tại chỗ như: ngứa, đau, sưng, hoặc đỏ hoặc vừa sưng vừa đỏ tại chỗ tiêm.

Các triệu chứng toàn thân: như sốt, dưới 39 độ C và các triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn.

Vaccine khi đưa vào sử dụng đều đã được chứng minh an toàn và hiệu quả. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và tổn tại trong thời gian ngắn. Phản ứng phát ban của con bạn trùng khớp với khoảng thời gian theo dõi sau tiêm nhưng vẫn chưa đủ dữ kiện để bác sĩ kết luận đây là các phản ứng do vaccine hay trùng hợp với thời gian tiêm chủng.

Vì vậy bạn cần theo dõi thêm, nếu trẻ sinh hoạt, vui chơi bình thường, các nốt phát ban dần hết thì bạn có thể theo dõi tại nhà. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sốt cao không hạ, khó thở, cơ giật... cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Bác sĩ cho em hỏi tháng 12 năm 2022 em tiêm đủ 5 liều vaccine dại. Đến tháng 3 năm 2023 em bị chó cắn và lại tiêm nhắc hai mũi vaccine dại và đến tháng 5 em tiếp tục tiêm thêm 2 mũi, bác sĩ cho em hỏi như vậy tác dụng ngừa bệnh vaccine dại được bao lâu? Nếu bị chó hay mèo ...
vovanduc412, 38 tuổi, Quảng Trị
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Bệnh dại là tình trạng nhiễm trùng virus dại cấp tính, tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương. Khi đã phát bệnh dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Vaccine và huyết thanh kháng dại là biện pháp phòng ngừa dại duy nhất hiện có. Chính vì vậy, các lần cắn sau, dù cách thời điểm tiêm trước ngắn hay dài, bạn vẫn cần bổ sung các mũi dại theo chỉ định của bác sĩ.

Cũng cần lưu ý, virus dại có thể xâm nhập qua mọi loại vết thương không phân biệt lớn nhỏ. Ngay khi bị cắn, cào, bạn cần xử lý ngay vết thương bằng cách rửa bằng nước sạch cùng xà phòng, sau đó rửa lại với cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt để giảm tải lượng virus ở vết thương.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Bác sĩ cho em hỏi virus gây bệnh dại sống được bao lâu ngoài môi trường, cách phòng bệnh ra sao ạ. Em xin cám ơn!
vovanduc412, 38 tuổi, Quảng Trị
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo Cục Y tế dự phòng, virus dại có sức đề kháng yếu trong môi trường ngoài vật chủ. Virus này dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, hoặc ở 60 độ C trong 5-10 phút và ở 70 độ C trong 2 phút. Virus bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 4 độ C, virus sống được từ vài tuần đến 12 tháng nhưng trong điều kiện nhiệt độ phòng, virus dại sẽ chết sau vài giờ.

Tuy nhiên, khi tấn công hệ thần kinh trung ương và phát bệnh dại, tỷ lệ tử vong gần bằng 100%. Vaccine là biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện có. Phác đồ tiêm dại sau khi phơi nhiễm gồm 5 mũi tiêm bắp đối với người lần đầu tiêm chủng vaccine này. Các lần bị cắn, cào sau chỉ cần bổ sung thêm 2 mũi.

Người thường xuyên tiếp xúc với động vật, nguy cơ lây nhiễm cao có thể chủ động tiêm ngừa trước khi bị cắn, cào. Các dự phòng này hiệu quả cả với các trường hợp đi du lịch hoặc ở xa các điểm tiêm phòng. Phác đồ trước khi phơi nhiễm gồm 3 mũi. Sau khi bị cắn, cào, chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vaccine.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress