Giảm đau nửa đầu
Vitamin B2 và riboflavin trong khoai mì giúp giảm các cơn đau đầu liên tục và tăng cường hiệu quả khi chữa trị chứng đau nửa đầu. Ngâm 60 g củ hoặc lá khoai mì khoảng hai giờ và ép lấy nước uống.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ không hòa tan của khoai mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ này hấp thụ tất cả chất độc lắng đọng trong ruột giúp giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Điều trị tiêu chảy
Đặc tính chống oxy hóa của phần rễ củ có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy. Bạn có thể uống phần nước đun sôi từ rễ củ mì để loại bỏ vi khuẩn gây ra vấn đề về dạ dày và giảm triệu chứng tiêu chảy.
Cải thiện thị lực
Vitamin A trong khoai mì có lợi cho sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa chứng mù mắt hoặc thị lực kém.
Chữa lành vết thương
Thân cây, lá và rễ khoai mì đều có lợi trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn.
Giảm sốt
Luộc khoai mì cùng với lá hoặc sắc thành nước uống để giảm sốt.
Hạn chế giun sán đường ruột
Ăn khoai mì có thể giảm bớt sự xâm nhập của giun sán trong dạ dày và đường ruột.
Tăng cường năng lượng
Khoai mì giàu carbohydrate cải thiện chức năng não và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, khoai mì còn có lợi cho sức khỏe thần kinh, giảm huyết áp và các bệnh về loãng xương. Protein trong củ duy trì sức khỏe cơ bắp và nuôi dưỡng các mô.
Lưu ý khi chế biến khoai mì
Khoai mì chế biến quá lâu sẽ giảm giá trị dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất, chất xơ, tinh bột có xu hướng mất đi khi nấu. Tốt nhất bạn nên luộc hoặc hấp. Nhiều cách chế biến khoai mì khác, đa dạng hương vị hơn như nướng, xào, làm bánh...
Để an toàn, vỏ khoai mì cần gọt sạch và ngâm củ trong nước khoảng 48 tiếng trước khi nấu. Nên ăn khoai mì kết hợp với các protein khác, không ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài.
Cẩm Anh (Theo Boldsky)