Đề án “Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020” đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020. Mục tiêu của đề án là có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa để giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam.
Theo đó, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một lần), mỗi lần một hộp 180ml, có giá 6.800 đồng. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%. Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.
Câu hỏi đặt ra là hệ thống giáo dục có nhất định phải can thiệp vào chế độ dinh dưỡng của học sinh? Nếu câu trả lời là có thì hơn một lít sữa tiệt trùng mỗi tuần có giải quyết được vấn đề? Còn hệ thống giáo dục quyết định can thiệp vì tương lai giống nòi thì cần một chương trình tổng thể về dinh dưỡng, chứ không phải là một chương trình đơn lẻ với một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng duy nhất.
Tôi nghĩ vấn đề dinh dưỡng của trẻ, ngành giáo dục và nhà trường chỉ cần tập trung vào làm như ở Australia là ổn. Họ dạy trẻ em lựa chọn thức ăn thông minh, có bổ sung vi chất, ít năng lượng gây béo phì.
Trường học được quy định chỉ bán sữa và nước ép hoa quả 100%, không được bán nước ngọt, thực phẩm khác. Tức là dạy chứ không phải đi làm sữa như thế và tránh được tình trạng trường học thành nơi kinh doanh hoa hồng.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.