Khoảng đầu tháng 9, nước từ sông Tiền, theo kênh 17 (cù lao Long Phú Thuận, huyện Hồng Ngự), tràn đến các cánh đồng dọc biên giới, rộng hàng trăm ha...
Chu kỳ nước lên đồng năm nay trễ hơn một tháng so với trước. Theo Đài khí tượng thuỷ văn Đồng Tháp mực nước lũ trong tỉnh thấp hơn năm 2020 từ 0,1 đến 0,2 m, và so với trung bình hàng năm thấp hơn 0,4 - 1,3 m.
Khi nước "nhảy" khỏi bờ là lúc người dân sống bằng nghề "bà cậu" - đánh bắt theo con nước - bằng nhiều ngư cụ như giăng câu, thả lưới, đặt lờ, lợp, dớn, dẫn dụ lươn bằng cách ủ xác thực vật...
Khoảng đầu tháng 9, nước từ sông Tiền, theo kênh 17 (cù lao Long Phú Thuận, huyện Hồng Ngự), tràn đến các cánh đồng dọc biên giới, rộng hàng trăm ha...
Chu kỳ nước lên đồng năm nay trễ hơn một tháng so với trước. Theo Đài khí tượng thuỷ văn Đồng Tháp mực nước lũ trong tỉnh thấp hơn năm 2020 từ 0,1 đến 0,2 m, và so với trung bình hàng năm thấp hơn 0,4 - 1,3 m.
Khi nước "nhảy" khỏi bờ là lúc người dân sống bằng nghề "bà cậu" - đánh bắt theo con nước - bằng nhiều ngư cụ như giăng câu, thả lưới, đặt lờ, lợp, dớn, dẫn dụ lươn bằng cách ủ xác thực vật...
Bà Nguyễn Thị Khen (48 tuổi) bên căn chòi nhỏ trên kênh 17, cách nhà 20 km. Suốt 4 năm qua, đây là nơi vợ chồng bà ăn ở tạm vào mùa nước nổi. Hàng đêm, họ đi đổ dớn (một loại ngư cụ phổ biến ở miền Tây) bắt cá, cua. Sau 2 tháng "theo con nước", họ kiếm khoảng 20 triệu đồng, đủ nuôi cả gia đình. Hết mùa, vợ chồng lại cuốn dớn về nhà, tiếp tục ra sông bắt cá.
Bà Nguyễn Thị Khen (48 tuổi) bên căn chòi nhỏ trên kênh 17, cách nhà 20 km. Suốt 4 năm qua, đây là nơi vợ chồng bà ăn ở tạm vào mùa nước nổi. Hàng đêm, họ đi đổ dớn (một loại ngư cụ phổ biến ở miền Tây) bắt cá, cua. Sau 2 tháng "theo con nước", họ kiếm khoảng 20 triệu đồng, đủ nuôi cả gia đình. Hết mùa, vợ chồng lại cuốn dớn về nhà, tiếp tục ra sông bắt cá.
Từ hừng sáng đến 7h, ông Thái (trái) và ông Thắng lại lội đồng hành nghề xúc trứng nước, loài giáp xác li ti dùng làm thức ăn cho cá giống. Ngư cụ làm bằng vải, may thành túi dài khoảng 10 m. Họ cứ kéo túi, đi ngang dọc khắp đồng. Với giá bán 4.000 đồng mỗi kg, trung bình mỗi ngày, họ có thể kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng tuỳ lượng trứng nước được thương lái đặt mua.
Từ hừng sáng đến 7h, ông Thái (trái) và ông Thắng lại lội đồng hành nghề xúc trứng nước, loài giáp xác li ti dùng làm thức ăn cho cá giống. Ngư cụ làm bằng vải, may thành túi dài khoảng 10 m. Họ cứ kéo túi, đi ngang dọc khắp đồng. Với giá bán 4.000 đồng mỗi kg, trung bình mỗi ngày, họ có thể kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng tuỳ lượng trứng nước được thương lái đặt mua.
Một gia đình mưu sinh trên cánh đồng ngập nước thuộc huyện biên giới Hồng Ngự. Đàn ông chống xuồng, kéo lưới, phụ nữ lựa cá, còn đám nhóc thảnh thơi nghịch nước.
Một gia đình mưu sinh trên cánh đồng ngập nước thuộc huyện biên giới Hồng Ngự. Đàn ông chống xuồng, kéo lưới, phụ nữ lựa cá, còn đám nhóc thảnh thơi nghịch nước.
Sáng 13/11, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đoàn ở Trường Xuân (huyện Tháp Mười) đổ 20 cái dớn nhưng chỉ bắt được vài ký cá nhỏ, cua và tép.
"Hổng thấy năm nào nước thấp như năm nay. Không có cá bán cho người ta ủ mắm, tui chỉ lựa tép ra bán giá 50.000 đồng một ký, còn lại cho vịt ăn", ông Đoàn chia sẻ.
Sáng 13/11, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đoàn ở Trường Xuân (huyện Tháp Mười) đổ 20 cái dớn nhưng chỉ bắt được vài ký cá nhỏ, cua và tép.
"Hổng thấy năm nào nước thấp như năm nay. Không có cá bán cho người ta ủ mắm, tui chỉ lựa tép ra bán giá 50.000 đồng một ký, còn lại cho vịt ăn", ông Đoàn chia sẻ.
Nước về "bồi bổ" phù sa cho cánh đồng năn, loài cây mọc tự nhiên ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thêm xanh mướt. Ở đây, năn được thu hoạch để ủ gốc kiệu, giúp nhiều người dân địa phương có thêm thu nhập (khoảng 200.000 đồng) mỗi ngày.
Nước về "bồi bổ" phù sa cho cánh đồng năn, loài cây mọc tự nhiên ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thêm xanh mướt. Ở đây, năn được thu hoạch để ủ gốc kiệu, giúp nhiều người dân địa phương có thêm thu nhập (khoảng 200.000 đồng) mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Đen, ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, cùng 17 người khác trong xóm cắt năn từ 4h đến trưa. Khi nhận tiền công họ sẽ chia đều cho nhau. "Nghề này cực vì ngâm suốt trong nước, mấy bữa trời lạnh còn bị vọp bẻ chân tay", ông Đen nói.
Ông Nguyễn Văn Đen, ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, cùng 17 người khác trong xóm cắt năn từ 4h đến trưa. Khi nhận tiền công họ sẽ chia đều cho nhau. "Nghề này cực vì ngâm suốt trong nước, mấy bữa trời lạnh còn bị vọp bẻ chân tay", ông Đen nói.
Kế bên Đồng Tháp, người dân xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa, Long An) gỡ lưới cá. Năm nay, lũ nhỏ về muộn, bình quân 1.000 m lưới mỗi ngày chỉ kiếm được 2 đến 3 kg cá, bằng một phần tư so với những năm lũ lớn.
Xóm nghề tại đây có hơn 10 nóc nhà. Họ là dân từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đến tạm cư gần 10 năm nay, mưu sinh bằng nghề câu, lưới, lợp cua, ếch, tép, dớn.
Kế bên Đồng Tháp, người dân xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa, Long An) gỡ lưới cá. Năm nay, lũ nhỏ về muộn, bình quân 1.000 m lưới mỗi ngày chỉ kiếm được 2 đến 3 kg cá, bằng một phần tư so với những năm lũ lớn.
Xóm nghề tại đây có hơn 10 nóc nhà. Họ là dân từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đến tạm cư gần 10 năm nay, mưu sinh bằng nghề câu, lưới, lợp cua, ếch, tép, dớn.
Ông Trần Văn Thạnh (63 tuổi, quê Đồng Tháp) gần 10 năm nay đến Long An che chòi làm nghề đặt lợp cua. Những năm trước, mỗi mùa lũ về ông Thạnh đặt khoảng 500 lợp, mỗi ngày kiếm gần 10 kg cua, thu nhập 400.000-500.000 đồng. Năm nay lũ nhỏ về muộn, cùng với dịch bệnh không thể ra khỏi nhà, lợp bị hư hại khá nhiều. Mỗi ngày ông Thạnh chạy vỏ lãi (ghe chuyên dụng ở miền Tây) đi đặt 30 cái lợp, kiếm 3-4 kg cua. Có hôm thương lái không đến mua, ông phải cho hàng xóm ăn.
Ông Trần Văn Thạnh (63 tuổi, quê Đồng Tháp) gần 10 năm nay đến Long An che chòi làm nghề đặt lợp cua. Những năm trước, mỗi mùa lũ về ông Thạnh đặt khoảng 500 lợp, mỗi ngày kiếm gần 10 kg cua, thu nhập 400.000-500.000 đồng. Năm nay lũ nhỏ về muộn, cùng với dịch bệnh không thể ra khỏi nhà, lợp bị hư hại khá nhiều. Mỗi ngày ông Thạnh chạy vỏ lãi (ghe chuyên dụng ở miền Tây) đi đặt 30 cái lợp, kiếm 3-4 kg cua. Có hôm thương lái không đến mua, ông phải cho hàng xóm ăn.
Ông Tống Văn Thi (49 tuổi, xã Tân Lập, Mộc Hóa) có 40 chiếc lợp ếch. Mỗi ngày, khoảng 17h ông đi đặt, đến 5h hôm sau thu được từ 2 đến 3 kg. Với giá từ 50.000 đến 65.000 đồng, mỗi ngày ông thu nhập khoảng 200.000 - 300.000 đồng.
Ông Tống Văn Thi (49 tuổi, xã Tân Lập, Mộc Hóa) có 40 chiếc lợp ếch. Mỗi ngày, khoảng 17h ông đi đặt, đến 5h hôm sau thu được từ 2 đến 3 kg. Với giá từ 50.000 đến 65.000 đồng, mỗi ngày ông thu nhập khoảng 200.000 - 300.000 đồng.
Dọc các cánh đồng mùa nước những ngày này, dễ bắt gặp những chợ "cóc" bày bán sản vật miền Tây như ốc bươu và ốc lát ở tỉnh lộ ĐT 844 với giá 50.000 đến 70.000 đồng mỗi kg.
Dọc các cánh đồng mùa nước những ngày này, dễ bắt gặp những chợ "cóc" bày bán sản vật miền Tây như ốc bươu và ốc lát ở tỉnh lộ ĐT 844 với giá 50.000 đến 70.000 đồng mỗi kg.
Giữa tháng 11, các cánh đồng bắt đầu rút nước ra chuẩn bị sạ lúa Đông Xuân, cũng là thời điểm báo hiệu mùa nước nổi sắp hết. Lũ lớn hay nhỏ, với người miền Tây cũng là mùa an lành, được nghỉ ngơi sau ba tháng mùa lúa.
Mùa nước nổi là một trong những nét đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long, thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, tức tháng 8 đến 11 dương lịch. Nước từ dòng Mekong rồi theo sông Tiền, sông Hậu chảy tràn vào đồng ruộng. Mùa lũ bồi đắp phù sa cho ruộng, diệt trừ cỏ dại, chuột... Nước cũng mang về các sản vật như cá linh, cua đồng, lươn, rắn, bông súng, bông điên điển... Những năm gần đây, mùa nước thường trễ hơn một tháng, do các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã giữ lại.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa đầu mùa trong lưu vực lại thấp hơn mức trung bình nhiều năm đã tác động lớn đến mực nước sông Mekong. Nước không về nhiều ảnh hưởng đến lượng thủy sản tự nhiên do thiếu nơi sinh sản, cũng như tác động nông nghiệp ở một số nơi trong lưu vực.
Giữa tháng 11, các cánh đồng bắt đầu rút nước ra chuẩn bị sạ lúa Đông Xuân, cũng là thời điểm báo hiệu mùa nước nổi sắp hết. Lũ lớn hay nhỏ, với người miền Tây cũng là mùa an lành, được nghỉ ngơi sau ba tháng mùa lúa.
Mùa nước nổi là một trong những nét đặc trưng ở Đồng bằng sông Cửu Long, thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, tức tháng 8 đến 11 dương lịch. Nước từ dòng Mekong rồi theo sông Tiền, sông Hậu chảy tràn vào đồng ruộng. Mùa lũ bồi đắp phù sa cho ruộng, diệt trừ cỏ dại, chuột... Nước cũng mang về các sản vật như cá linh, cua đồng, lươn, rắn, bông súng, bông điên điển... Những năm gần đây, mùa nước thường trễ hơn một tháng, do các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã giữ lại.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa đầu mùa trong lưu vực lại thấp hơn mức trung bình nhiều năm đã tác động lớn đến mực nước sông Mekong. Nước không về nhiều ảnh hưởng đến lượng thủy sản tự nhiên do thiếu nơi sinh sản, cũng như tác động nông nghiệp ở một số nơi trong lưu vực.
- Mưu sinh theo mùa nước nổi về muộn
- Người dân Đồng Tháp Mười đón lũ muộn
- Mùa nước nổi miền Tây về muộn
Ngọc Tài - Hoàng Nam