Loa kèn, một thú chơi cổ tao nhã. (Carfrae) |
Giống như bóng đèn điện tử, khi băng cassette và đĩa quang (CD, DVD) xuất hiện, đĩa than và băng cối cũng đã từng bị xếp xó. Thời gian này, đĩa than được đem lót lồng chim còn băng cối thì bị dỡ ra làm mành sáo. Sau đó, khi nhận ra đĩa than, băng cối là những nguồn âm analogue gần với âm thanh tự nhiên nhất thì hai chất liệu này lại được sử dụng trở lại. Giờ đây, trong khi các nhà sản xuất liên tiếp giới thiệu những công nghệ và định dạng âm thanh mới thì vẫn có những chàng "lọ mọ" sưu tầm từng cái đĩa nhựa, tỉ mẩn lau chùi trước khi đặt vào dàn máy và "thần người" ra nghe.
*Loa kèn - thú chơi hoài cổ (1) |
*Loa kèn - thú chơi hoài cổ (2) |
*Loa kèn - thú chơi hoài cổ (3) |
Loa kèn cũng là một công nghệ được ra đời rất sớm, trước khi có sự xuất hiện của loa điện động (loa màng nón được sử dụng phổ biến hiện nay). Một thời, loa kèn cũng đã bị loa điện động đánh bật khỏi các phòng nghe gia đình và chỉ còn được sản xuất với quy mô nhỏ để phục vụ các rạp chiếu phim và hoạt động biểu diễn. Sau này, người ta nhận thấy loa kèn có một thứ ma lực hút hồn. Chúng trình diễn rất "thoát" và đem lại một màn âm thanh sống động, tràn ngập mà loa điện động khó lòng đạt được. Dân chơi âm thanh chuyên nghiệp cũng bắt đầu săn lùng những cặp loa kèm cổ có giá trị trên ebay để về tự lắp dựng bộ dàn trong mơ của mình.
Đầu đọc đĩa than giờ có giá tới "nghìn đô". (Michell-engineering) |
Anh Trịnh ở quận Hai Bà Trưng đến với âm thanh khi mua bộ dàn xem phim và hát karaoke. Lúc đó anh chưa có khái niệm gì về thú chơi đầy tốn kém này mà chỉ để ý đến việc tìm thiết bị nào có nhiều tính năng hiện đại và dễ nâng cấp. Càng mày mò nghiên cứu, anh càng đam mê. Nhưng càng đam mê, anh càng "hoài cổ". Trịnh thay dần những đôi loa đời mới bằng những cặp loa được sản xuất từ những năm 70 - 80. Ngoại trừ hình thức, những cặp loa cổ "ăn đứt" loa đời mới về khả năng trình diễn âm thanh. Gần đây, anh bắt đầu để ý đến loa kèn và đặt mục tiêu phải phối ghép một dàn kèn tử tế. Trong bộ dàn âm thanh của mình, ngoài ampli đèn điện tử tự lắp, Trịnh vẫn giữ lại chiếc receiver mua từ hồi mới chơi như một kỷ niệm.
*Thú chơi dàn tự ghép |
*Những đầu đĩa than chất lượng |
*5 ngộ nhận về loa |
Bình, Giám đốc một doanh nghiệp, lại có sở thích sưu tầm những bộ âm thanh "huyền thoại một thời". Phòng nghe của anh là một bảo tàng nho nhỏ với rất nhiều thiết bị lừng danh một thời: đầu đọc CD 727 của Studer (Thụy Sỹ), đầu đọc Philips CD 101 (thế hệ đầu tiên), loa Tannoy Monitor Super Gold 12B, ampli Marantz 8B, Mc Intosh C275 và rất nhiều thiết bị có giá trị khác. Với anh, mỗi thiết bị đều ẩn chứa những giá trị lịch sử và cả giá trị đích thực về mặt công nghệ. Những sản phẩm được sản xuất trước đây đều được thiết kế rất kỹ, sử dụng linh kiện được chế tạo đặtc biệt nên tuổi thọ của thiết bị có thể kéo dài chục năm.
Ampli Marantz 8B. (Kaleidos) |
Kiến trúc sư Tuấn lại là một người đam mê đĩa than. Sau khi đã đầu tư vào một bộ dàn với loa, đầu đĩa than và ampli khá tử tế, Tuấn không chạy theo thiết bị như nhiều bạn chơi khác mà tập trung vào nguồn âm. Dành dụm được đồng nào, anh đầu tư hết vào đĩa. Trong bộ sưu tập của Tuấn có khá nhiều đĩa độc và cái duyên trong nghiệp chơi đã giúp anh săn được những đĩa quý. Những người chơi lớn tuổi cảm kích trước sự nhiệt tình của anh kiến trúc sư trẻ tuổi đã sẵn sàng nhượng lại cho anh bộ đĩa mà họ dày công sưu tầm.
Người chơi đồ âm thanh cổ có cái phong thái riêng. Họ biết trân trọng những giá trị đích thực và không chạy theo phong trào. Để đạt được bản lĩnh này, những người trong cuộc đều cho biết họ phải trải qua một quá trình trải nghiệm và đã trả giá khá nhiều cho niềm đam mê âm thanh bất tận đó.
(Theo XHTT)