Chị Nguyễn Thanh Hương (32 tuổi, Hà Nội) có hàng trăm chiếc quần, áo, váy, đầm, chưa kể phụ kiện. Thời tiết thủ đô trải qua bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, nên chị có nhiều cơ hội biến tấu, phối chọn, trang phục mỗi ngày luôn mới mẻ.
Cuối tháng, khi lương về tài khoản, sau khấu trừ chi phí nội trợ, tiền gửi bố mẹ, gửi tiết kiệm, chị trích ra một khoản nhỏ để mua sắm các món hàng thời trang. Chị thường chọn thương hiệu tầm trung, cận cao cấp để đảm bảo theo kịp xu hướng.
Nếu các cửa hàng quen thuộc trong nước chưa kịp cập nhật các sản phẩm mới, chị đặt sản phẩm từ nước ngoài, ưu tiên các thương hiệu Mỹ vì sản phẩm chất lượng, đường may chắc bền, sợi vải mềm.
Thêm một yếu tố khiến chị bỏ ra số tiền lớn cho các sản phẩm thời trang nhập khẩu, đó là “mùi đồ mới”. Mỗi lần mở bao bì, chị cảm nhận một mùi thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng. Các sản phẩm chưa có dịp mặc, chị để trong tủ quần áo hơn một tháng, khi lấy ra, mùi hương vẫn phảng phất. Cũng bởi vì mùi hương mà chị càng nghiện mua sắm đồ nước ngoài.
“Mùi Việt kiều” hay “mùi đồ mới” vẫn là cách gọi nôm na hương thơm của quần áo ngoại nhập. Mùi hương tỏa nhẹ, không gắt, mang lại cảm giác thoải mái. Có người nói, hương thơm này đến từ môi trường sống sạch, hương tinh dầu người nước ngoài vẫn dùng để xông các góc nhà hoặc cửa tiệm. Từ đó, các phân tử mang hương di chuyển và bám trụ trên sớ vải. Nhiều người vẫn tìm kiếm thứ nước hoa mang tên “mùi đồ mới”. Giới sành nước hoa miêu tả mùi hương này bằng đặc tính “không phô trương, tựa mùi gỗ, lưu lại trong tâm trí hàng giờ”.
Các sản phẩm thời trang trước khi phân phối đến chuỗi cửa hàng thường trải qua bước xử lý hoá chất. Ngoài việc ướp lên sản phẩm mùi hương đặc trưng, quá trình còn giúp các sớ vải bền màu, tránh nhăn trong quá trình vận chuyển và trưng bày lâu dài. Sau một lần giặt giũ, các hiệu ứng này kèm mùi hương cũng phai theo.
Các thương hiệu thời trang, nhà thiết kế không chỉ bổ sung các mẫu mã mới cho phái đẹp chọn lựa. Họ còn phải sáng tạo nhằm giúp người mặc cảm nhận bộ trang phục của mình bằng đa giác quan.
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá một bộ trang phục là thị giác: mẫu mã, màu sắc, đường cắt may, phom dáng. Kế đến, sản phẩm đòi hỏi phải mang tính ứng dụng. Đơn cử, đồ mùa đông phải mang lại sự ấm áp, đồ mùa hè phải mỏng nhẹ, thoáng mát, không vướng víu. Kế đến là sự mềm mại, mượt mà của chất liệu vải tác động lên xúc giác của người mặc.
Với sự phát triển của cuộc sống, vai trò của bộ quần áo không chỉ để ngắm đẹp, chạm êm. Điều kiện đủ cho vẻ đẹp của một bộ trang phục là hương thơm - loại “vũ khí” vô hình chỉ có thể cảm nhận được bằng khứu giác.
Không cần phải đến thế kỷ 21, người ta mới cảm nhận sức mạnh của hương thơm trên thước vải, đặc biệt là tác dụng thể hiện khí chất bản thân. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã biết dùng các loại tinh dầu từ gỗ thơm và cây dương xỉ để ướp vào quần áo cho giới quý tộc, vua chúa. Còn ở Rome, người ta dùng dầu olive để quần áo lúc nào cũng ngào ngạt, lôi cuốn, tác động trực tiếp vào khứu giác của người đối diện.
Năm 1920, Coco Chanel cho ra đời nước hoa Chanel No.5, chính thức kết nối hai khía cạnh nước hoa và thời trang . Cứ mỗi 55 giây, có một lọ Chanel No.5 được bán ra.
Khắp nơi trên thế giới, phụ nữ có những tiêu chuẩn về vẻ đẹp khác nhau, nhận thức về mùi hương khác nhau. Nhưng lọ nước chứa hương thơm này là mẫu số chung, trở thành sản phẩm nước hoa bán chạy nhất thế giới. Chỉ cần vài giọt chạm lên cổ áo, phái đẹp tự tin suốt cả ngày.
Ở Pháp, hoa hồng được mệnh danh nữ hoàng của các loại hoa. Sắc hoa trải dài từ hồng nhạt đến đỏ rực, cánh hoa đa tầng lớp, thân cành mảnh dẻ với gai nhọn. Các chuyên gia mùi hương cũng không thể bỏ qua thứ hương thơm độc đáo của hoa hồng. Tại một vườn hoa hồng lai, người ta đã tìm ra phương pháp chiết xuất tinh dầu hương hoa thiên nhiên để ướp lên vải vóc, quần áo.
Nếu trước đây, mùi hương là bước điểm xuyết sau cùng trong nghi thức làm đẹp của phụ nữ thì nay, mùi hương chính là nguồn cảm hứng cho những bộ sưu tập thời trang đẳng cấp. Bởi vượt trên cái đẹp chóng phai của váy áo lụa là, mùi hương là điều thật nhất trong cảm xúc của phụ nữ, là lớp chất xúc tác đầu tiên nâng tầm thời trang đẳng cấp hơn.
Với nguồn cảm hứng đó, Comfort - thương hiệu nước xả vải quen thuộc với phụ nữ trên khắp thế giới - đã nghiên cứu, sử dụng các công nghệ tiên tiến cho ra đời Comfort hương nước hoa thiên nhiên giúp làm mềm sợi vải và lưu hương lên trang phục.
Đại diện hãng cho biết, Comfort không chỉ đặt mục tiêu trở thành sản phẩm chăm sóc vải vóc, mà còn là nguồn cảm hứng cho thời trang. Câu chuyện của thời trang truyền tải toàn diện và hấp dẫn hơn, để vải vóc không chỉ cảm nhận bởi thị giác, mà còn bằng khứu giác và nhiều giác quan.
Từ giữa năm 2017, sản phẩm Comfort Rose với chiết xuất từ hoa hồng Pháp giới thiệu ra thị trường. Những sợi vải bình thường trở thành những thước vải lưu hương đa tầng, lan dài từ hương hoa lài ở nốt hương đầu, chuyển đến hoa sen, cây kim ngân ở nốt hương giữa và nốt hương cuối chủ đạo là hương hoa hồng. Đại diện từ thương hiệu Comfort, nhà tài trợ của bộ sưu tập cho biết, hương hoa thiên nhiên chính là người bạn đồng hành cùng thời trang, không chỉ mang lại sự mềm mại cho vải vóc, mà còn giúp phái đẹp tự tin và phong cách hơn.
Tại Việt Nam, một bộ sưu tập thời trang tỏa hương đã ra mắt trong khuôn khổ lễ hội thời trang Đông Nam Á - Fashionology Festival 2017, diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM.
Đó là bộ sưu tập mang tên Dấu Ấn Nàng Hương gồm 30 mẫu thời trang chế tác bởi Top 3 Project Runway 2013 - nhà thiết kế Lâm Gia Khang, và hàng nghìn tín đồ thời trang. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một bộ sưu tập thời trang được lấy cảm hứng từ mùi hương và được đồng sáng tạo bởi dấu ấn của chính những người phụ nữ.
Mở đầu, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Phạm Hương xuất hiện trong chiếc váy khổng lồ với công nghệ 5D Mapping.
Hàng loạt các thiết kế họa tiết hoa đóng góp từ 7.000 mẫu thiết kế của phái đẹp không chỉ gây ấn tượng thị giác, mà còn có thể cảm nhận được hương thơm ướp lên từng lớp vải sợi tơ. Đại lộ Nguyễn Huệ trở thành sàn catwalk tỏa hương dài nhất Việt Nam, dài 120 m, để từng thiết kế được tôn lên nét đẹp của phom dáng, chất liệu.
“Trên thế giới, họ cho rằng đẹp phần nhìn không thôi chưa đủ, trang phục phải toả ngát hương thơm thì mới thể hiện trọn vẹn tinh thần của thời trang và phong cách, vì đẹp là phải thơm”.
Nhà thiết kế Lâm Gia Khang
Đại diện thương hiệu Comfort chia sẻ, từ sự kiện thời trang Fashionology Festival 2017, nơi ra mắt bộ sưu tập Dấu Ấn Nàng Hương ra mắt giới mộ điệu, cá tính thời trang của phái đẹp không chỉ riêng của cá nhân, mà trở thành câu chuyện thời trang mới mẻ. Theo đó, Comfort chia sẻ những giá trị “đẹp là phải thơm” thương hiệu nỗ lực đóng góp nhằm giúp phái đẹp tự tin, quyến rũ và phong cách hơn.
Tuấn Nhu