Đại học Thủy lợi tuyển sinh 23 ngành và nhóm ngành, trong đó có 2 chương trình tiên tiến giảng dạy bằng Tiếng Anh. Trường tuyển sinh tại 3 cơ sở với chỉ tiêu 3.700, riêng cơ sở chính tại Hà Nội lấy 3.000 sinh viên, cao hơn năm ngoái 330.
Nhóm ngành Công nghệ thông tin tuyển nhiều nhất với 500 chỉ tiêu, sau đó là Kế toán 270. Thí sinh trúng tuyển một số ngành kỹ thuật như Cơ khí, Ôtô, Cơ điện tử... được đăng ký theo học chương trình định hướng làm việc tại Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
Đại học Thủy lợi không tổ chức thi riêng, chủ yếu sử dụng kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Chỉ tiêu của hai chương trình đào tạo bằng tiếng Anh:
Các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Thủy lợi cơ sở Hà Nội:
Các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Thủy lợi cơ sở Phố Hiến:
Các ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Thủy lợi cơ sở phía Nam:
Năm ngoái, Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất với 19,5. Hai ngành khác có điểm chuẩn trên 19 là Kế toán và Quản trị kinh doanh, đều tăng khoảng 1,5 so với năm 2018. Ở nhóm có đầu vào thấp, 12/25 ngành lấy mức 14.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng bốn phương thức tuyển sinh, trong đó có phương án liên kết hoặc công nhận kết quả của thí sinh tham dự kỳ thi riêng của các trường khác.
Ba phương thức còn lại là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ và tuyển thẳng. Những thí sinh đạt học sinh giỏi năm học 2019-2020 hoặc trong diện ưu tiên như ở miền núi, hải đảo và vùng khó khăn đủ điều kiện xét tuyển thẳng. Riêng khối ngành sức khỏe không sử dụng phương án này.
Năm 2019, Y đa khoa lấy đầu vào cao nhất - 21 điểm, sau đó là Dược học và Kinh doanh quốc tế cùng lấy 20 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Nga... cùng lấy 14 điểm.
Thanh Hằng