Sự kiện đem đến nhiều ý kiến trái chiều trên các phương tiện truyền thông. Phần lớn đều cho rằng những du khách này cần bị lên án do phớt lờ cảnh báo và yêu cầu tránh xa ngọn núi từ thổ dân Anangu, những người đồng nắm quyền sở hữu Uluru với Công viên Quốc gia và động vật hoang dã Australia.
Chính phủ Australia không cấm chinh phục núi đá Uluru. Hàng nghìn khách du lịch vẫn làm điều này mỗi năm. Tuy nhiên, các biển báo gần đó đều yêu cầu du khách hãy thể hiện sự tôn trọng Uluru do ý nghĩa linh thiêng của ngọn núi trong tín ngưỡng của thổ dân địa phương.
Cuộc tranh luận ngày càng trở nên gay gắt hơn khi Bộ trưởng quản lý vùng lãnh thổ phía bắc Adam Giles cho rằng Uluru đem đến lợi ích kinh tế lớn lao và cần cho phép du khách tham quan, giống như tháp Eiffel hay Cầu cảng Sydney. Tuy nhiên, leo núi là việc chỉ dành cho những người có kinh nghiệm. Tháng 6/2015, một du khách Đài Loan đã bị rơi khỏi đá và mắc kẹt trong một khe nứt suốt 24 tiếng. Du khách 27 tuổi sau đó được đưa đến bệnh viện với nhiều vết thương nghiêm trọng, chấn thương đầu, gãy xương chậu, xương tay và chân.
Uluru là núi đá nguyên khối khổng lồ thuộc dãy núi Ayers, miền trung Australia. Uluru được phát hiện vào năm 1973, được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới và hiện là điểm tham quan thu hút nhiều du khách khi đến Australia.