(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Từ điển tiếng Anh nào chả có phiên âm quốc tế (phonetics). Phonetics được dạy cho lớp học tiếng Anh thấp nhất, ai cũng phải học qua rồi mới đến những lớp cao hơn. Không chịu để ý học phonetics, phát âm sai là bình thường.
Ví dụ, ký hiệu giống như dấu tích phân đọc như chữ S có nhấn mạnh, thường dùng với các từ có phụ âm sh. Chữ C ngược đọc là o, nếu sau ký hiệu này có dấu 2 chấm (:) thì đọc kéo dài ra chút, chữ E ngược đọc là ơ, ...Với từ có nhiều nguyên âm thì dấu phẩy (‘) đặt trước nguyên âm nào thì nhấn (lên giọng) ở nguyên âm đó. Biết đọc phonetics thì cũng giống như tiếng Việt thôi, lưỡi đặt ở đâu khi phát âm giáo viên đều có dạy hết, không có giáo viên thì nghe băng đối chiếu với phonetics hiệu quả cũng giống như vậy.
Ví dụ phiên âm quốc tế của because là bi’kôz. Thấy không, đọc y như tiếng Việt có tiếng gió do có chữ z ở cuối từ. Khi ghép từ này vào một câu nào đó và nói nhanh, người ta thường nuốt luôn chữ "be" ở phía trước, chỉ còn phần phía sau đọc là k(e ngược)z, cờ-z.
>> Nỗi lo học sinh lệch chuẩn vì giáo viên tiếng Anh phát âm sai
Ngoài ra tiếng Anh còn có rất nhiều từ vay mượn phải đọc theo cách của từ gốc mà không phát âm theo chuẩn phiên âm được. Phát âm tiếng Anh khó nhất là phát âm trong cổ họng.
Chỉ nghe những từ này thôi người ta biết ngay người phát âm là Tây Âu hay người ở những nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngôn ngữ của các xứ Tây Âu tuy khác nhau nhưng vẫn có những âm phát âm trong cổ họng nên họ dễ dàng học được tiếng Anh. Còn ta và các nước không nói tiếng Anh khác không có cách phát âm đó đọc ra là biết ngay. Bởi vậy, ta chỉ cần đọc đúng chuẩn phiên âm quốc tế là đủ rồi, người ta vẫn nghe hiểu được.
Còn kiểu như because đọc là bì-cau thì bó tay (kiểu nửa Việt nửa Anh chả biết đường nào mà mò). Phát âm chuẩn tiếng Anh đâu cần bằng IELTS, trình độ sơ cấp vẫn nói chuẩn như thường. Quy luật bao giờ cũng là, hễ bạn phát âm sai bạn sẽ không nghe được từ đó khi người ta phát âm đúng.
Như vậy, giáo viên tiếng Anh muốn đi dạy nhất định phải thông qua phỏng vấn bằng tiếng Anh sơ cấp với người bản xứ với những câu chào hỏi xã giao, giới thiệu bản thân, mô tả công việc, ....giống y như bạn đi phỏng vấn xin việc ở công ty nước ngoài.
>> 'Giáo viên tiếng Anh cần có bằng IELTS 6.5'
Nghịch lý là rất nhiều giáo viên giỏi tiếng Anh thì không tìm được việc làm. Còn giáo viên phát âm không chuẩn (phát âm chuẩn chỉ là trình độ sơ cấp thôi) thì vẫn nghiễm nhiên được đứng bục giảng.
Ở nhiều trung tâm dạy tiếng Anh, giáo viên không bao giờ nói tiếng Việt. Bắt đầu từ lớp thấp nhất, khi giáo viên nói câu gì họ sẽ viết lên bảng. Việc của bạn là chép lại câu ấy về tự tra từ điển. Lần sau lên lớp người ta nói lại câu đó họ sẽ không ghi lên bảng nữa, bạn phải tự hiểu câu đó nói gì. Cứ như thế, mỗi lần lên lớp là một câu mới, từ mới. Về nhà không học chắc chắn không theo kịp. Không theo kịp thì ở lại lớp, học lại.
Ở đâu chứ ở mấy cái trung tâm này, chuyện ở lại lớp là chuyện rất bình thường, không ở lại lớp mới là không bình thường. Ở các lớp thấp càng ở lại lớp học lại nhiều thì ở các lớp cao việc học sẽ dễ dàng hơn vì bạn đã có căn bản vững chắc.
Mấy người ỷ y mình có học tiếng Anh trong trường phổ thông, biết nhiều từ ngữ, lướt qua các lớp thấp, lên lớp cao nghe giảng như vịt nghe sấm. Học phí ở những trung tâm này khá cao.
>> Sai lầm cho con học trường quốc tế để 'giỏi tiếng Anh'
Cuối khóa có thi lên lớp. Bất kể có thi đậu hay không, nếu bạn tự cảm thấy chưa đủ trình để lên lớp trên thì bạn vẫn có quyền đăng ký ở lại học lớp cũ, không phải đóng tiền. Lên lớp trên mới phải đóng tiền nhé. Ai chịu khó học kỹ, ở lại lớp vài lần là bình thường. Ở lại lớp học lại là tốn thời gian của bạn chứ học phí thì lớp nào họ "bao trình độ" lớp đó rồi, muốn ở lại lớp bao nhiêu lần cũng được.
Theo lý thuyết thì 12 lớp mất 24 tháng nhưng nhiều người học kỹ, muốn căn bản vững chắc phải mất thời gian lâu hơn nhiều. Học hết 12 lớp này, bạn đi thi IELTS, 9 – 10 điểm mới khó chứ 6,5 điểm dễ như ăn gỏi.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lâm