Trong vụ của cô Hermoso bị chủ tịch liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha Luis Rubiales cưỡng hôn chẳng hạn, khi ông ta vào phòng thay đồ cũng các cầu thủ ăn mừng thì ông ấy còn nói là ông ấy sẽ cưới Hermoso.
Hành vi này khiến một số người nhầm tưởng rằng hai người là người yêu của nhau. Trước giờ không có thông tin gì như vậy, mà nếu có thật thì mọi sự càng trầm trọng hơn. Vì vậy ông chủ tịch Rubiales bây giờ tìm đủ cách để nói là cô Hermoso đồng thuận hôn ông ấy, chứ chả dám nói là hai người có tình cảm.
Việc nam nữ hôn nhau ở chỗ đông người khá rắc rối. Hôn môi là việc chỉ nên làm giữa những người đã có mối quan hệ yêu đương có sẵn. Không thì đừng làm, nhất là ở những nơi làm việc, buôn bán, và trong các bối cảnh không phải để hẹn hò với nhau.
Tức là nếu như bạn đi ra quan bar, gặp một người khác phái và cả hai bắt đầu tán tỉnh lẫn nhau thì có thể hôn. Còn như bạn đang ở siêu thị thì không nên hôn ở đấy, rất mất lịch sự. Mà khi các bạn nữ nổi giận thì có thể nói rằng anh này quấy rối tôi, khi đấy thì có mấy cái mồm cũng không cãi lại.
Nam nữ không là người yêu thì cũng có thể ôm nhau hôn má để chào. Điều này chỉ xảy ra với những người thân thiết, hay bạn bè thân nhau. Hai người sẽ ôm nhau, rồi chạm má và hôn gió, tức là làm ra vẻ hôn thôi chứ không chạm môi vào má của đối phương. Khi ôm nhau thì phải hơi cúi người về phía trước để phần hông không chạm vào nhau.
Các mối quan hệ nơi làm việc, nhất là chốn công sở, cũng khá rắc rối. Đại khái là các quản lý không nên quan hệ tình cảm với cấp dưới. Các công ty đều có quy định là một trong hai sẽ phải nghỉ việc. Trong nhiều trường hợp thì người quản lý còn bị cấp dưới kiện vì tội quấy rối tình dục khi mối quan hệ trở nên căng thẳng.
Các mối quan hệ trong thể thao chuyên nghiệp cũng rất khắc khe. Ngoài các quy định như trên thì hầu như các "mối tình" của các huấn luyện viên và vận động viên đều sẽ kết thúc bằng việc huấn luyện viên mất việc, và hầu như là sẽ không tìm được việc mới trong cùng lĩnh vực nữa. Các quan chức trong liên đoàn thể thao ở những vị trí có quyền lực cũng không được hẹn hò với các vận động viên.
Ở Mỹ, mấy chuyện này cũng có nhiều vụ bị đem ra xử lý làm gương, kinh dị nhất phải kể tới một ông huấn luyện viên bóng đá đã có vợ nhưng vẫn o ép cầu thủ nữ quan hệ với mình. Giờ thì ông ấy đã bị cấm vĩnh viễn, không được tham gia vào bóng đá nữa.
Điều tương tự cũng được áp dụng trong các mối quan hệ giữa thầy - trò trong các trường đại học. Một giảng viên hay giáo sư tham gia vào một mối tình với học trò của mình sẽ gặp rắc rối rất lớn, nhiều khi là bị thôi việc. Còn các cô học trò mà đi tố cáo giảng viên có hành vi bày tỏ tình cảm hay là quấy rối tình dục thì coi như thân bại danh liệt.
Mấy hôm nay có nhiều bàn luận về cách cư xử nơi công cộng. Tôi xin phép chia sẻ một số điều mà tôi học được ở Australia cũng như ở Mỹ về cách cư xử cho phải phép với nhau.
Về việc giữ cửa cho người đi sau thì không phải chỉ đơn giản là nên giữ cửa. Thay vào đó thì các nguyên tắc rắc rối hơn nhiều. Giả sử có một nhóm nhỏ người không liên quan tới nhau tiến tới một cái cửa và một người phụ nữa đi trước thì người nam phía sau có thể tiến lên để đẩy cửa ra rồi mở cho phụ nữ vào.
Người vào sau sẽ cảm ơn. Còn như người nam đi phía sau không lên kịp thì có thể chờ cho người phụ nữ mở cửa, sau đó cầm lấy cánh cửa để giữ cho nó mở cho những người sau, còn người phụ nữ sẽ đi.
Nếu bạn giữ cửa mà cả đám người cứ liên tục đi vào chả ai buồn thay bạn giữ cửa thì bạn có thể từ từ tiến về chỗ khép lại, nhưng không buông cửa ngay. Tới lúc nào đó sẽ có người phải cầm cửa để đẩy vào, lúc đó bạn buông tay và bước đi. Người đẩy phải cửa đó có thể quyết định tiếp tục làm phận mở cửa hay đóng sập vào mặt người phía sau.
Đây là những nguyên tắc cơ bản trong cư xử ở các nước phương Tây. Nó hơi rắc rối hơn là những gì bạn nhìn thấy trên phim ảnh hay chỉ được trải qua trong một lần đi nước ngoài.
Hy vọng là những điều trên giúp ích được một chút cho các bạn đang trong quá trình trở thành công dân toàn cầu.
Khanh Huỳnh
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.