Virgil Abloh qua đời ở tuổi 41 vì ung thư hôm 28/11. Theo Vogue, nhà thiết kế giấu tình trạng sức khỏe suốt hai năm qua. Sinh năm 1980 tại Illinois, Mỹ, Abloh là giám đốc sáng tạo dòng thời trang nam của Louis Vuitton từ năm 2018. Anh cũng là giám đốc điều hành nhãn hiệu Off-White có trụ sở tại Milan - hãng thời trang do anh thành lập năm 2012. Nhà thiết kế được ca ngợi là ông hoàng của streetwear, kẻ ngoại đạo tài năng của làng mốt khi xuất thân là một kiến trúc sư.
Cây bút Luke Leitch của tạp chí Vogue viết: "Sự thăng tiến của anh ấy, từ sàn diễn năm 2009 đến đỉnh cao khi bước vào ngành công nghiệp xa xỉ toàn cầu, trở thành câu chuyện thời trang nổi bật của những năm 2010. Là người Mỹ gốc Phi, nổi lên từ thời trang dạo phố ragtag - thể loại thường xuyên gây tranh cãi, Abloh đã phá vỡ những ranh giới tưởng chừng khó bước qua". Ảnh: Vogue
Virgil Abloh qua đời ở tuổi 41 vì ung thư hôm 28/11. Theo Vogue, nhà thiết kế giấu tình trạng sức khỏe suốt hai năm qua. Sinh năm 1980 tại Illinois, Mỹ, Abloh là giám đốc sáng tạo dòng thời trang nam của Louis Vuitton từ năm 2018. Anh cũng là giám đốc điều hành nhãn hiệu Off-White có trụ sở tại Milan - hãng thời trang do anh thành lập năm 2012. Nhà thiết kế được ca ngợi là ông hoàng của streetwear, kẻ ngoại đạo tài năng của làng mốt khi xuất thân là một kiến trúc sư.
Cây bút Luke Leitch của tạp chí Vogue viết: "Sự thăng tiến của anh ấy, từ sàn diễn năm 2009 đến đỉnh cao khi bước vào ngành công nghiệp xa xỉ toàn cầu, trở thành câu chuyện thời trang nổi bật của những năm 2010. Là người Mỹ gốc Phi, nổi lên từ thời trang dạo phố ragtag - thể loại thường xuyên gây tranh cãi, Abloh đã phá vỡ những ranh giới tưởng chừng khó bước qua". Ảnh: Vogue
Người mẫu Ivy Nicholson qua đời ở tuổi 88 ngày 25/10 vì tuổi già tại viện dưỡng lão ở California. Nicholson là một trong những siêu mẫu hàng đầu thập niên 1950. Sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Manhattan, Nicholson bắt đầu làm người mẫu ở Paris từ năm 16 tuổi. Ở tuổi 20, bà xuất hiện dày đặc trên Vogue, Elle, Cosmopolitan, Harper's Bazaar...
Trong những năm 1960, bà là nàng thơ, xuất hiện trong nhiều tác phẩm của danh họa, đạo diễn Andy Warhol - biểu tượng của Nghệ thuật Pop Art. Thời điểm này, bà bất ngờ bỏ nghề người mẫu, theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh gia và vẽ chân dung. Kiếm ít tiền cùng việc nuôi con khiến Nicholson rơi vào cảnh nghèo đói. Từ những năm 1980 về sau, Nicholson vô gia cư, lang bạt khắp New York, Paris.
Theo New York Times, những ngày cuối đời, Nicholson nhuộm tóc vàng, luôn giữ bên mình cuốn tạp chí. Taryn Gould - tác giả bộ phim tài liệu về Nicholson - nói với New York Times: "Bà ấy đã có một cuộc sống hào nhoáng ngoài sức tưởng tượng nhưng cũng muôn vàn khó khăn. Bà vẫn luôn tin rằng điều gì đó tốt lành sắp đến". Ảnh: Vogue
Người mẫu Ivy Nicholson qua đời ở tuổi 88 ngày 25/10 vì tuổi già tại viện dưỡng lão ở California. Nicholson là một trong những siêu mẫu hàng đầu thập niên 1950. Sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Manhattan, Nicholson bắt đầu làm người mẫu ở Paris từ năm 16 tuổi. Ở tuổi 20, bà xuất hiện dày đặc trên Vogue, Elle, Cosmopolitan, Harper's Bazaar...
Trong những năm 1960, bà là nàng thơ, xuất hiện trong nhiều tác phẩm của danh họa, đạo diễn Andy Warhol - biểu tượng của Nghệ thuật Pop Art. Thời điểm này, bà bất ngờ bỏ nghề người mẫu, theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh gia và vẽ chân dung. Kiếm ít tiền cùng việc nuôi con khiến Nicholson rơi vào cảnh nghèo đói. Từ những năm 1980 về sau, Nicholson vô gia cư, lang bạt khắp New York, Paris.
Theo New York Times, những ngày cuối đời, Nicholson nhuộm tóc vàng, luôn giữ bên mình cuốn tạp chí. Taryn Gould - tác giả bộ phim tài liệu về Nicholson - nói với New York Times: "Bà ấy đã có một cuộc sống hào nhoáng ngoài sức tưởng tượng nhưng cũng muôn vàn khó khăn. Bà vẫn luôn tin rằng điều gì đó tốt lành sắp đến". Ảnh: Vogue
Nhà thiết kế Pháp Philippe Venet qua đời ở tuổi 91 tại bệnh viện ở Paris ngày 22/2. Venet là một trong những nhà thiết kế Haute Couture hàng đầu Pháp những năm 1950,1960. Ông sinh ra ở Lyon (Pháp). Sau khi được đào tạo tại trường École Professionnelle des Tailors, ở tuổi 14, ông học việc làm thợ may cho Pierre Court - người được Balenciaga ủy quyền vẽ lại các ý tưởng thiết kế.
Năm 1951, Venet chuyển đến Paris và làm thợ cắt cho Schiaparelli. Ở đó, ông gặp huyền thoại Hubert de Givenchy và nảy nở tình cảm, trở thành bạn đời. Hai năm sau, ông thành thợ cắt hàng đầu cho nhà mốt Givenchy. Từ năm 1963, ông thành lập nhà mốt riêng, thiết kế cho nhiều nhân vật tiếng tăm, trong đó có dòng họ tổng thống Mỹ Kennedy, Mica Ertegun, Jayne Wrightsman, Marina Kellen French, nhà bảo trợ nghệ thuật Hélène David-Weill, nữ diễn viên Jacqueline Delubac...
James Taffin - cháu trai của Givenchy - nói với Vogue: "Venet là bạn đồng hành suốt đời của Givenchy, giúp xây dựng nhà mốt thành một thế lực thời trang. Nhiều đóng góp của ông là một phần thiết yếu trong di sản cốt lõi của chúng tôi". Ảnh: WWD
Nhà thiết kế Pháp Philippe Venet qua đời ở tuổi 91 tại bệnh viện ở Paris ngày 22/2. Venet là một trong những nhà thiết kế Haute Couture hàng đầu Pháp những năm 1950,1960. Ông sinh ra ở Lyon (Pháp). Sau khi được đào tạo tại trường École Professionnelle des Tailors, ở tuổi 14, ông học việc làm thợ may cho Pierre Court - người được Balenciaga ủy quyền vẽ lại các ý tưởng thiết kế.
Năm 1951, Venet chuyển đến Paris và làm thợ cắt cho Schiaparelli. Ở đó, ông gặp huyền thoại Hubert de Givenchy và nảy nở tình cảm, trở thành bạn đời. Hai năm sau, ông thành thợ cắt hàng đầu cho nhà mốt Givenchy. Từ năm 1963, ông thành lập nhà mốt riêng, thiết kế cho nhiều nhân vật tiếng tăm, trong đó có dòng họ tổng thống Mỹ Kennedy, Mica Ertegun, Jayne Wrightsman, Marina Kellen French, nhà bảo trợ nghệ thuật Hélène David-Weill, nữ diễn viên Jacqueline Delubac...
James Taffin - cháu trai của Givenchy - nói với Vogue: "Venet là bạn đồng hành suốt đời của Givenchy, giúp xây dựng nhà mốt thành một thế lực thời trang. Nhiều đóng góp của ông là một phần thiết yếu trong di sản cốt lõi của chúng tôi". Ảnh: WWD
Alber Elbaz - nhà thiết kế nổi tiếng - qua đời ngày 24/4 tại Paris ở tuổi 59 vì nhiễm nCoV. Sinh năm 1961 ở Morocco, lớn lên ở Israel, Alber Elbaz là một trong những nhân vật được yêu mến nhất làng mốt đương đại. Tài năng của ông được khẳng định trong 14 năm làm giám đốc sáng tạo cho nhà mốt Lanvin (2001-2015). Cuối tháng 10/2015, Elbaz rời nhà mốt Pháp và ngừng hoạt động suốt 5 năm.
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, Alber Elbaz từng nói muốn tìm một công việc toàn thời gian trong ngành thời trang nhưng e ngại sau khi rời Lanvin. Khi ở ẩn, ông thiết kế trang phục cho Natalie Portman trong phim "A Tale of Love and Darkness", tham gia sáng tạo cho nước hoa Frédérick Malle, thiết kế giày cho Converse, làm túi Le SportSac. Năm 2019, ông bắt tay tập đoàn Richemont, lên kế hoạch thành lập thương hiệu AZ Factory. Năm 2020, nhà mốt ra mắt với bộ sưu tập đầu tiên ở Tuần thời trang cao cấp Xuân Hè 2021, được người hâm mộ đón nhận. Ảnh: Vogue
Alber Elbaz - nhà thiết kế nổi tiếng - qua đời ngày 24/4 tại Paris ở tuổi 59 vì nhiễm nCoV. Sinh năm 1961 ở Morocco, lớn lên ở Israel, Alber Elbaz là một trong những nhân vật được yêu mến nhất làng mốt đương đại. Tài năng của ông được khẳng định trong 14 năm làm giám đốc sáng tạo cho nhà mốt Lanvin (2001-2015). Cuối tháng 10/2015, Elbaz rời nhà mốt Pháp và ngừng hoạt động suốt 5 năm.
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, Alber Elbaz từng nói muốn tìm một công việc toàn thời gian trong ngành thời trang nhưng e ngại sau khi rời Lanvin. Khi ở ẩn, ông thiết kế trang phục cho Natalie Portman trong phim "A Tale of Love and Darkness", tham gia sáng tạo cho nước hoa Frédérick Malle, thiết kế giày cho Converse, làm túi Le SportSac. Năm 2019, ông bắt tay tập đoàn Richemont, lên kế hoạch thành lập thương hiệu AZ Factory. Năm 2020, nhà mốt ra mắt với bộ sưu tập đầu tiên ở Tuần thời trang cao cấp Xuân Hè 2021, được người hâm mộ đón nhận. Ảnh: Vogue
Elsa Peretti qua đời ngày 18/3 tại Tây Ban Nha ở tuổi 80. Theo Vogue, Peretti là nhà thiết kế trang sức xuất sắc mọi thời. Tạp chí mô tả tác phẩm của bà là "chạm khắc tinh khiết, đẹp không thể cưỡng lại". Những thiết kế của bà cho nhà Tiffany & Co. nằm trong bộ sưu tập thế kỷ 20 của Bảo tàng Anh, Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston và Bảo tàng Mỹ thuật ở Houston.
Sinh năm 1940 tại Florence, Peretti khởi nghiệp bằng nghề người mẫu năm 1964 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Cuối những năm 1960, Peretti bắt đầu làm mẫu cho nhà thiết kế Halston và trở thành bạn thân của ông. Tại văn phòng của Halston, bà bắt đầu tự may các bộ đồ cho mình và thiết kế trang sức cho các bộ sưu tập của nhà tạo mốt người Mỹ. Năm 1974, bà làm việc cho nhà chế tác trang sức hàng đầu Tiffany. Nhà thiết kế Italy đã tạo ra hơn 30 bộ sưu tập cho hãng, những tác phẩm được mô tả là "cách mạng", "vượt thời gian, khác biệt và hiện đại". Năm 2019, chân dung của bà được khắc họa trong phim "Halston" của Netflix. Ảnh: Vogue
Elsa Peretti qua đời ngày 18/3 tại Tây Ban Nha ở tuổi 80. Theo Vogue, Peretti là nhà thiết kế trang sức xuất sắc mọi thời. Tạp chí mô tả tác phẩm của bà là "chạm khắc tinh khiết, đẹp không thể cưỡng lại". Những thiết kế của bà cho nhà Tiffany & Co. nằm trong bộ sưu tập thế kỷ 20 của Bảo tàng Anh, Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston và Bảo tàng Mỹ thuật ở Houston.
Sinh năm 1940 tại Florence, Peretti khởi nghiệp bằng nghề người mẫu năm 1964 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Cuối những năm 1960, Peretti bắt đầu làm mẫu cho nhà thiết kế Halston và trở thành bạn thân của ông. Tại văn phòng của Halston, bà bắt đầu tự may các bộ đồ cho mình và thiết kế trang sức cho các bộ sưu tập của nhà tạo mốt người Mỹ. Năm 1974, bà làm việc cho nhà chế tác trang sức hàng đầu Tiffany. Nhà thiết kế Italy đã tạo ra hơn 30 bộ sưu tập cho hãng, những tác phẩm được mô tả là "cách mạng", "vượt thời gian, khác biệt và hiện đại". Năm 2019, chân dung của bà được khắc họa trong phim "Halston" của Netflix. Ảnh: Vogue
Nhiếp ảnh gia thời trang Hiro (tên thật: Yasuhiro Wakabayashi) qua đời ngày 15/8 ở tuổi 90. Nhiếp ảnh gia Nhật Bản nổi tiếng với những bức ảnh thời trang và tĩnh vật, thể hiện tầm nhìn sáng tạo không ngừng về cuộc sống Mỹ. Tài năng của ông được các phê bình ví ngang người thầy, thần tượng của ông - nhiếp ảnh gia vĩ đại Richard Avedon.
Trong hình là Hiro và một trong những bức ảnh siêu thực nổi bật nhất của ông. Bức ảnh chụp năm 1982, phóng to móng chân màu đỏ được cắt tỉa cẩn thận. Trên đỉnh, một con kiến đen nhỏ xíu, giống như một nhà thám hiểm vừa leo lên đỉnh núi. Ảnh: Museum of Fine Arts, Boston
Sinh năm 1954 ở Thượng Hải, ông sang Mỹ học Trường Nhiếp ảnh Hiện đại ở New York. Cuối năm 1956, ông học việc tại studio chụp ảnh thời trang của Richard Avedon. Năm 1957, Avedon tiến cử học trò của mình với Alexey Brodovitch - giám đốc nghệ thuật tại Harper's Bazaar. Làm trợ lý cho Alexey vài tháng, cuối năm 1957, Hiro bắt đầu sự nghiệp riêng. Chỉ trong vòng vài năm, ông đã trở thành nhiếp ảnh gia thời trang xuất sắc. Ông chụp cho Harper's Bazaar từ năm 1956 đến năm 1975, sau đó chụp tự do cho Vogue cùng nhiều tạp chí khác. Hiro được Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Truyền thông Mỹ vinh danh là "Nhiếp ảnh gia của năm" 1969 và 1982.
Nhiếp ảnh gia thời trang Hiro (tên thật: Yasuhiro Wakabayashi) qua đời ngày 15/8 ở tuổi 90. Nhiếp ảnh gia Nhật Bản nổi tiếng với những bức ảnh thời trang và tĩnh vật, thể hiện tầm nhìn sáng tạo không ngừng về cuộc sống Mỹ. Tài năng của ông được các phê bình ví ngang người thầy, thần tượng của ông - nhiếp ảnh gia vĩ đại Richard Avedon.
Trong hình là Hiro và một trong những bức ảnh siêu thực nổi bật nhất của ông. Bức ảnh chụp năm 1982, phóng to móng chân màu đỏ được cắt tỉa cẩn thận. Trên đỉnh, một con kiến đen nhỏ xíu, giống như một nhà thám hiểm vừa leo lên đỉnh núi. Ảnh: Museum of Fine Arts, Boston
Sinh năm 1954 ở Thượng Hải, ông sang Mỹ học Trường Nhiếp ảnh Hiện đại ở New York. Cuối năm 1956, ông học việc tại studio chụp ảnh thời trang của Richard Avedon. Năm 1957, Avedon tiến cử học trò của mình với Alexey Brodovitch - giám đốc nghệ thuật tại Harper's Bazaar. Làm trợ lý cho Alexey vài tháng, cuối năm 1957, Hiro bắt đầu sự nghiệp riêng. Chỉ trong vòng vài năm, ông đã trở thành nhiếp ảnh gia thời trang xuất sắc. Ông chụp cho Harper's Bazaar từ năm 1956 đến năm 1975, sau đó chụp tự do cho Vogue cùng nhiều tạp chí khác. Hiro được Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Truyền thông Mỹ vinh danh là "Nhiếp ảnh gia của năm" 1969 và 1982.
Người mẫu Dolores Hawkins Phelps qua đời ở tuổi 90 hồi tháng 2 tại Texas, Mỹ. Hoạt động tích cực thập niên 1950, Phelps được mệnh danh là người mẫu có nụ cười triệu USD với chiếc răng khểnh cùng thân hình đồng hồ cát. Bà nổi tiếng khi được Vogue chọn làm người mẫu chuyên chụp hình trang bìa.
Hawkins sinh năm 1931 ở Huguenot, New York, đam mê cưỡi ngựa và ô tô. Tốt nghiệp trung học, Hawkins theo một người bạn đến thành phố New York, làm việc tại Lord & Taylor. Khi dùng bữa tại nhà hàng Longchamps, bà được một chuyên gia của công ty Ford phát hiện, mời ký hợp đồng làm mẫu một thời gian. Từ năm 1951 đến 1966, Hawkins làm việc cho Vogue. Ảnh: Vogue
Người mẫu Dolores Hawkins Phelps qua đời ở tuổi 90 hồi tháng 2 tại Texas, Mỹ. Hoạt động tích cực thập niên 1950, Phelps được mệnh danh là người mẫu có nụ cười triệu USD với chiếc răng khểnh cùng thân hình đồng hồ cát. Bà nổi tiếng khi được Vogue chọn làm người mẫu chuyên chụp hình trang bìa.
Hawkins sinh năm 1931 ở Huguenot, New York, đam mê cưỡi ngựa và ô tô. Tốt nghiệp trung học, Hawkins theo một người bạn đến thành phố New York, làm việc tại Lord & Taylor. Khi dùng bữa tại nhà hàng Longchamps, bà được một chuyên gia của công ty Ford phát hiện, mời ký hợp đồng làm mẫu một thời gian. Từ năm 1951 đến 1966, Hawkins làm việc cho Vogue. Ảnh: Vogue
Adolfo qua đời ở tuổi 98 ngày 27/11 tại New York. Sinh năm 1923, từ nhỏ, ông sống với dì do mẹ mất khi sinh ông. Nhà thiết kế người Mỹ gốc Cuba được dì khuyến khích theo đuổi thời trang. Từ năm 1950 đến 1952, ông trở thành thợ làm mũ học việc ở Balenciaga. Mùa hè năm 1957, để nâng cao kỹ năng, ông làm việc không lương tại tiệm làm mũ của Coco Chanel ở New York. Năm 1959, Adolfo giành giải Thời trang Neiman Marcus cho các thiết kế của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với Vogue, Adolfo cho biết ông chưa bao giờ thích làm mũ.
Năm 1963, Adolfo mở thương hiệu quần áo. Lúc đầu, trang phục lộng lẫy, trang trí công phu của Adolfo có vẻ trái ngược phong cách đơn giản, thoải mái của thời trang Mỹ. Năm 1969, nhận ra quần áo cổ điển không còn hấp dẫn người tiêu dùng, ông cho ra đời trang phục nhẹ nhàng như đồ dệt kim, lông thú, quần áo pyjama, váy dạ hội. Áo khoác túi vuông kiểu Chanel và quần áo dệt kim trở thành những thiết kế bán chạy nhất từ đầu thập niên 1970 trở đi và là dấu ấn trong suốt sự nghiệp của ông. Năm 1978, ông ra mắt dòng thời trang nam, một năm sau giới thiệu dòng nước hoa. Adolfo trở thành thành viên của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ năm 1982. Ảnh: Vogue
Adolfo qua đời ở tuổi 98 ngày 27/11 tại New York. Sinh năm 1923, từ nhỏ, ông sống với dì do mẹ mất khi sinh ông. Nhà thiết kế người Mỹ gốc Cuba được dì khuyến khích theo đuổi thời trang. Từ năm 1950 đến 1952, ông trở thành thợ làm mũ học việc ở Balenciaga. Mùa hè năm 1957, để nâng cao kỹ năng, ông làm việc không lương tại tiệm làm mũ của Coco Chanel ở New York. Năm 1959, Adolfo giành giải Thời trang Neiman Marcus cho các thiết kế của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với Vogue, Adolfo cho biết ông chưa bao giờ thích làm mũ.
Năm 1963, Adolfo mở thương hiệu quần áo. Lúc đầu, trang phục lộng lẫy, trang trí công phu của Adolfo có vẻ trái ngược phong cách đơn giản, thoải mái của thời trang Mỹ. Năm 1969, nhận ra quần áo cổ điển không còn hấp dẫn người tiêu dùng, ông cho ra đời trang phục nhẹ nhàng như đồ dệt kim, lông thú, quần áo pyjama, váy dạ hội. Áo khoác túi vuông kiểu Chanel và quần áo dệt kim trở thành những thiết kế bán chạy nhất từ đầu thập niên 1970 trở đi và là dấu ấn trong suốt sự nghiệp của ông. Năm 1978, ông ra mắt dòng thời trang nam, một năm sau giới thiệu dòng nước hoa. Adolfo trở thành thành viên của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ năm 1982. Ảnh: Vogue
Nhà thiết kế Italy - Federica Cavenati - đột ngột qua đời ngày 18/10 ở tuổi 28 sau một trận ốm nặng. Cavenati được biết tới khi cùng chồng - nhà thiết kế Marco Capaldi - thành lập thương hiệu 16Arlington ở London, Anh, năm 2017. Thiết kế của cô được nhiều người nổi tiếng yêu thích, như Amal Clooney, Kendall Jenner, Chrissy Teigen... Trong mắt đồng nghiệp, cô là người mạnh mẽ, khát khao sáng tạo. Bộ sưu tập vinh danh Federica Cavenati dự kiến ra mắt vào tháng 2/2022. Ảnh: Grazia
Nhà thiết kế Italy - Federica Cavenati - đột ngột qua đời ngày 18/10 ở tuổi 28 sau một trận ốm nặng. Cavenati được biết tới khi cùng chồng - nhà thiết kế Marco Capaldi - thành lập thương hiệu 16Arlington ở London, Anh, năm 2017. Thiết kế của cô được nhiều người nổi tiếng yêu thích, như Amal Clooney, Kendall Jenner, Chrissy Teigen... Trong mắt đồng nghiệp, cô là người mạnh mẽ, khát khao sáng tạo. Bộ sưu tập vinh danh Federica Cavenati dự kiến ra mắt vào tháng 2/2022. Ảnh: Grazia
Jessica McClintock qua đời hôm 16/2 ở tuổi 90. Sinh năm 1930, bà là người sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty bán lẻ mang tên mình ở San Francisco, California. Nhà thiết kế nổi tiếng trong lĩnh vực lễ phục. Trong 50 năm sự nghiệp, McClintock xây dựng một đế chế thời trang trị giá hàng triệu USD, tôn vinh sức mạnh của những chiếc váy ren. Bà nhận vô số giải thưởng: Giải Ernie 1981, Nhà thiết kế xuất sắc California năm 1985, giải thưởng Tommy năm 1986, giải Thành tựu trọn đời năm 1999... Ảnh: WWD
Jessica McClintock qua đời hôm 16/2 ở tuổi 90. Sinh năm 1930, bà là người sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty bán lẻ mang tên mình ở San Francisco, California. Nhà thiết kế nổi tiếng trong lĩnh vực lễ phục. Trong 50 năm sự nghiệp, McClintock xây dựng một đế chế thời trang trị giá hàng triệu USD, tôn vinh sức mạnh của những chiếc váy ren. Bà nhận vô số giải thưởng: Giải Ernie 1981, Nhà thiết kế xuất sắc California năm 1985, giải thưởng Tommy năm 1986, giải Thành tựu trọn đời năm 1999... Ảnh: WWD
Ý Ly