Những điều mẹ chưa biết về hệ miễn dịch của bé
Mẹ cần cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ thời gian chiến đấu với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tuyệt đối không nên lạm dụng kháng sinh.
Hàng ngày, con người tiếp xúc và trao đổi liên tục với môi trường sống. Thức ăn, bầu không khí… chứa đầy các vi sinh vật. Trên cơ thể cũng tồn tại quần thể các loại vi sinh vật khác nhau, phân bố rải rác, song chỉ một số gây hại cho người.
Trong quá trình phát triển, cơ thể tự hình thành và hoàn thiện dần hệ miễn dịch (tế bào, mô...) chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tế bào lạ...). Khi chúng xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt, tạo ra các kháng thể tấn công và tiêu diệt kẻ địch. Đây là “bức tường lửa” bảo vệ cơ thể, ngăn chặn và đẩy lùi các tác nhân gây hại, giúp trẻ tránh được bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể chia thành 2 loại: tự nhiên và thích ứng. Trẻ thừa hưởng hệ miễn dịch tự nhiên từ mẹ ngay trong giai đoạn bào thai và sau này qua nguồn sữa bú. Tuy nhiên, kháng thể từ mẹ truyền sang con chỉ tồn tại trong vài tháng, sau đó giảm nhanh chóng. Tiếp tục bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể, thay thế lượng đã giảm.
Hệ miễn dịch thích ứng xuất hiện trong quá trình phát triển của bé. Khi cơ thể bị kích thích bởi các vi sinh vật lạ xâm nhập, hệ miễn dịch thích ứng sẽ “ghi nhớ”. Nếu chúng tấn công trở lại, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể đáp ứng mạnh hơn so với lần xâm nhập đầu tiên. Các nhà khoa học còn gọi đây là hệ miễn dịch đặc hiệu, bởi khả năng nhận diện, phân biệt sự khác nhau rất nhỏ và phản ứng lại với vi sinh vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.
Cả 2 hệ miễn dịch bổ sung cho nhau, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân có hại của môi trường. Tuy nhiên, chúng chưa hoàn thiện nên hiệu quả còn hạn chế. Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần trong năm. Trẻ đề kháng yếu như sinh non, thiếu cân, gầy yếu, cơ địa dị ứng … có thể viêm tai - mũi - họng 8-12 lần mỗi năm. Khi bị viêm nhiễm, hệ miễn dịch cần thời gian để chiến đấu với tác nhân gây bệnh. Đa số các trường hợp sẽ khỏi sau 5-6 ngày hoặc một vài tuần nếu trẻ được chăm sóc tích cực.
Song trên thực tế, nhiều cha mẹ hoặc nhân viên y tế có thói quen lạm dụng kháng sinh khi trẻ ốm, khiến bé phải dùng thuốc trong trường hợp không cần thiết. Điều này không chỉ gây hại tới sức khỏe, mà còn tước đi cơ hội rèn luyện hệ miễn dịch của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng quá nhiều kháng sinh làm chậm phát triển hệ miễn dịch, khiến bé gặp tác dụng phụ của thuốc và sinh các bệnh tự miễn như hen suyễn, dị ứng, viêm đường ruột…
Cha mẹ nên giúp bé tăng cường sức khỏe toàn diện và bền vững để phòng tránh và vượt qua dễ dàng các bệnh nhiễm trùng. Trẻ cần củng cố sức đề kháng thường xuyên bằng các biện pháp gián tiếp và trực tiếp như tiêm văcxin đầy đủ, tích cực vận động, bổ sung dinh dưỡng và các chất tăng cường miễn dịch như vitamin C, betaglucan...
An San
Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ em. Imunoglukan cũng giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt tại hơn 30 quốc gia. Thông tin tại website hoặc facebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 12187/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.