Khuê giải thích một số bạn cùng trọ đã nhiễm bệnh sau kỳ nghỉ, nguy cơ lây bệnh cao. Trong khi đó, chương trình bảo hiểm tại Australia hết hạn, nếu nhiễm sốt xuất huyết sẽ phải tự trả phí điều trị. Chi phí cho y tế, thuốc cao hơn so với khả năng tài chính của cô. Vì vậy, Khuê chọn tiêm vaccine tại Hệ thống tiêm chủng VNVC trong thời gian về thăm nhà vào đầu tháng 10. Ngoài hai mũi ngừa sốt xuất huyết, Khuê tiêm thêm loại phòng HPV.
Còn Huy Khang, 22 tuổi, chủng ngừa sốt xuất huyết và cúm hôm 30/9. Khang đang du học tại Singapore, nơi chưa có vaccine phòng sốt huyết. Ở khu vực chàng trai sinh sống, muỗi sinh sôi nhiều, bạn bè cùng ký túc xá mắc bệnh và tốn kém nhiều chi phí điều trị. Vì vậy, Khang muốn tiêm chủng trước khi trở lại Singapore học tập.
BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết từ 20/9 đến nay, gần 200 trung tâm ghi nhận nhiều người từ nước ngoài về Việt Nam tiêm ngừa sốt xuất huyết. Con số tiêm cao nhất tại các trung tâm VNVC ở thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.Trước đó, đơn vị cũng ghi nhận người Việt từ nước ngoài về tiêm chủng nhiều loại vaccine khác như: cúm, thương hàn, dại, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu.
Theo bác sĩ Đạo, việc chủng ngừa tốt nhất nên cách thời điểm du học, du lịch hai tuần bởi đây là khoảng thời gian trung bình để mũi tiêm tạo kháng thể bảo vệ. Vaccine sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên và phòng bệnh cũng như tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết. Mỗi người tiêm đầy đủ hai mũi cách nhau ba tháng để đạt miễn dịch tối ưu. Do đó, người dân nên sắp xếp thời gian để tiêm chủng sớm.
Loại vaccine lưu hành tại Việt Nam do hãng Takeda sản xuất, được cấp phép sử dụng ở nhiều quốc gia gồm Indonesia (2022), Brazil (2023), Argentina (2023), Thái Lan (2023), Đan Mạch (2023), Đức (2023), Bồ Đào Nha (2023), Columbia (2023), Malaysia (2024)...
Nghiên cứu về chi phí điều trị sốt xuất huyết tại Thái Lan thực hiện năm 2019, chi phí điều trị sốt xuất huyết nội trú trung bình là 86 USD (hơn 2 triệu đồng) một ngày; chi phí cho một lần khám cấp cứu là 12,9 USD (khoảng 300.000 đồng). Tại Việt Nam, theo các chuyên gia điều trị, một ca mắc sốt xuất huyết nặng phải lọc máu, thay huyết tương, chống sốc... có thể tốn chi phí hàng trăm triệu đồng. Viện Pasteur TP HCM ghi nhận có thời điểm mỗi năm Việt Nam xảy ra trên 100.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, hơn 100 ca tử vong, gây ra áp lực lớn trong phòng ngừa và điều trị.
"Vaccine sốt xuất huyết triển khai tại Việt Nam góp phần giảm quá tải ngành y tế, giảm đến 90% nguy cơ nhập viện đồng thời tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng điều trị", bác sĩ Đạo nói.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây truyền thông qua muỗi đốt. Có 4 type virus gây bệnh gồm: Den-1, Den-2, Den-3, Den-4.
Phương pháp điều trị gồm phát hiện sớm và điều trị triệu chứng. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bác sĩ khám và theo dõi các dấu hiệu trở nặng.
Do biến đổi khí hậu và di cư, dịch tễ bệnh sốt xuất huyết ngày càng phức tạp. Năm nay, bệnh ghi nhận ở vùng Bắc Mỹ và châu Âu, thay vì xuất hiện nhiều tại các nước nhiệt đới như trước. Ví dụ vào tháng 8, Pháp báo cáo hơn 3.000 ca mắc sốt xuất huyết, nguồn lây nhiễm là khách du lịch.
Năm 2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá sốt xuất huyết là một trong 10 gánh nặng y tế toàn cầu, kêu gọi: truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh, kiểm soát vector lây truyền, giám sát chặt chẽ, tiêm chủng vaccine.
Kim Oanh
Từ 20/9 đến nay, gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc ghi nhận hơn 25.000 người tiêm vaccine sốt xuất huyết. Đơn vị đang áp dụng các ưu đãi giá và hỗ trợ các gói vaccine tiêm trước, trả chi phí sau không lãi suất. Toàn bộ lãi suất do VNVC hỗ trợ để người dân kịp thời phòng bệnh.