Nhà nghiên cứu cho biết hồi cuối tháng 10, một người bạn tại Mỹ gửi tặng ông sách của Louise Glück, trong đó có tập thơ Averno. Với thơ ca Mỹ, Nhật Chiêu đọc nhiều về Emily Dickinson, Walt Whitman... nhưng chưa tìm hiểu sâu Gluck. Do vậy, ông thưởng thức các tác phẩm của bà với tâm thế háo hức.
Ông cho biết: "Nỗi buồn trong thơ Gluck là một huyền cảm riêng, không gắn với tín ngưỡng tôn giáo, mà sinh ra từ việc thi nhân thường mượn huyền thoại cổ xưa, thiên nhiên và tâm lý học hiện đại để giãi bày, biểu lộ, khám phá, giải thích, truy vấn, phát hiện cảm xúc, nội giới nữ tính của mình. Vì thế, thơ của Gluck mang vẻ đẹp bí ẩn, khó hiểu. Tôi cho rằng nếu người đọc cứ bám víu vào ngữ pháp, câu, chữ, cứ cố tìm kiếm 'cái gì đó', sẽ khó tiếp cận thơ bà".
Từ chỗ tâm đắc, Nhật Chiêu dịch nhiều tác phẩm của Gluck, đăng trên trang cá nhân để cùng độc giả cảm nhận thêm về vẻ đẹp thi ca. Theo ông, thơ Gluck tân kỳ nhưng gợi nhớ Emily Dickinson (1830-1886) trong giọng điệu và thi ảnh. Thiên nhiên hoang dã, nhất là hoa cỏ, thường lên tiếng một cách bất ngờ và huyền bí trong câu chữ của bà, như ở tập Diên vĩ dại (The Wild Iris), hay đậm vẻ huyền thoại cổ điển trong tập Averno. Ông nói: "Thơ Gluck là cái nhìn đưa xuống mặt đất của lũng đồi, của cuộc đời này chứ không hướng lên cái trừu tượng".
Louise Elisabeth Glück là tác giả của 12 tuyển tập thơ, một tiểu luận về thi ca. Năm 1968, bà phát hành tập thơ đầu tiên - Firstborn, "nhanh chóng được ca ngợi như một trong những nhà thơ nổi bật của văn học đương đại Mỹ" - theo Viện Hàn lâm. Sau đó, vì những đổ vỡ từ cuộc hôn nhân thứ nhất, sự nghiệp viết lách của bà ngưng trệ vài năm. Năm 1971, khi bắt đầu giảng dạy về thơ ở Đại học Goddard, bà sáng tác lại và ra mắt tập thơ thứ hai bốn năm sau đó -The House on Marshland. Các chuyên gia Mỹ đánh giá tác phẩm mang tính đột phá, với cách diễn đạt không thể trộn lẫn.
Xuất hiện trên văn đàn khoảng 2006, Nhật Chiêu từng được xem là một hiện tượng văn xuôi với các truyện ngắn Mưa mặt nạ, Người ăn gió và quả chuông bay đi...Năm 2011, khi về hưu, ông có nhiều thời gian hơn để tập trung sáng tác, ra mắt hàng chục bài thơ, đầu sách như: Lời tiên tri của giọt sương (tập truyện song ngữ Việt - Anh), Tôi là một kẻ khác (thơ tượng quẻ), Người về với Như (thơ ca tương chiếu)...
Bàn dịch thơ Gluck của Nhật Chiêu:
Snowdrops
what despair is; then
winter should have meaning for you.
I did not expect to survive,
earth suppressing me. I didn't expect
to waken again, to feel
in damp earth my body
able to respond again, remembering
after so long how to open again
in the cold light
of earliest spring--
afraid, yes, but among you again
crying yes risk joy
in the raw wind of the new world.
Hoa xuyên tuyết
Có là chi mà mong lại sống
Lại bung nở trong làn nắng lạnh
Thất Sơn