Thập niên 1980, ở tuổi đôi mươi, Lê Khanh đẹp thùy mị với gương mặt bầu bĩnh, vóc dáng thanh mảnh. Trước đó, chị được biết đến qua vai Bum My trong phim "Hai bà mẹ", năm chín tuổi. Hiện ở tuổi 57, chị gây chú ý với khán giả khi tham gia series điện ảnh "Gái già lắm chiêu".
Thập niên 1980, ở tuổi đôi mươi, Lê Khanh đẹp thùy mị với gương mặt bầu bĩnh, vóc dáng thanh mảnh. Trước đó, chị được biết đến qua vai Bum My trong phim "Hai bà mẹ", năm chín tuổi. Hiện ở tuổi 57, chị gây chú ý với khán giả khi tham gia series điện ảnh "Gái già lắm chiêu".
Thời trẻ, chị thường để kiểu tóc thề chấm ngang vai. Vẻ khả ái giúp chị lọt vào mắt xanh của đạo diễn Đức Hoàn, được mời vào vai Tuất - thanh niên xung phong trong phim nhựa "Từ một cánh rừng" (1978), khi mới 15 tuổi.
Thời trẻ, chị thường để kiểu tóc thề chấm ngang vai. Vẻ khả ái giúp chị lọt vào mắt xanh của đạo diễn Đức Hoàn, được mời vào vai Tuất - thanh niên xung phong trong phim nhựa "Từ một cánh rừng" (1978), khi mới 15 tuổi.
Với đôi mắt u huyền, chị từng truyền tải thành công vai Juliet trong vở kịch kinh điển "Romeo & Juliet" trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội). Thập niên 1980, Lê Khanh còn đóng đinh với các vai nữ hoàng, quận chúa như: Lý Chiêu Hoàng (vở "Rừng trúc"), Minfo (vở "Âm mưu và tình yêu")...
Với đôi mắt u huyền, chị từng truyền tải thành công vai Juliet trong vở kịch kinh điển "Romeo & Juliet" trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội). Thập niên 1980, Lê Khanh còn đóng đinh với các vai nữ hoàng, quận chúa như: Lý Chiêu Hoàng (vở "Rừng trúc"), Minfo (vở "Âm mưu và tình yêu")...
Lê Khanh với vai tu sĩ Băng Thanh trong phim nhựa "Săn bắt cướp" cuối thập niên 1980. Nét u uẩn trong diễn xuất của chị chinh phục nhà quay phim Phạm Việt Thanh - chồng chị hiện tại. Nhiều lần, anh viết tặng chị những lá thư có khi dài tới 35 trang. Họ yêu nhau trong bốn năm, kết hôn vào năm 1992.
Lê Khanh với vai tu sĩ Băng Thanh trong phim nhựa "Săn bắt cướp" cuối thập niên 1980. Nét u uẩn trong diễn xuất của chị chinh phục nhà quay phim Phạm Việt Thanh - chồng chị hiện tại. Nhiều lần, anh viết tặng chị những lá thư có khi dài tới 35 trang. Họ yêu nhau trong bốn năm, kết hôn vào năm 1992.
Lê Khanh trong vai tu sĩ Băng Thanh ở phim "Săn bắt cướp". Video: VFC.
Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân - trong một bài viết về Lê Khanh - từng ấn tượng sâu sắc với đôi mắt của chị: "Đôi mắt mở to ngơ ngác nhìn cuộc đời, lúc yêu thương đắm đuối, lúc lạ lẫm, quyết liệt, lúc giá băng, lãnh đạm...".
Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân - trong một bài viết về Lê Khanh - từng ấn tượng sâu sắc với đôi mắt của chị: "Đôi mắt mở to ngơ ngác nhìn cuộc đời, lúc yêu thương đắm đuối, lúc lạ lẫm, quyết liệt, lúc giá băng, lãnh đạm...".
Những lúc không lên sàn diễn, Lê Khanh thích ăn vận như bao cô gái Hà Nội đầu thập niên 1990: đội nón beret, "đóng thùng" sơ mi với quần jeans cạp cao...
Những lúc không lên sàn diễn, Lê Khanh thích ăn vận như bao cô gái Hà Nội đầu thập niên 1990: đội nón beret, "đóng thùng" sơ mi với quần jeans cạp cao...
Thi thoảng, chị đổi mới phong cách với bộ đầm dây, phụ kiện to bản. Lối kẻ viền mắt đậm, tô son bóng - xu hướng trang điểm được ưa chuộng những năm 1990 - tôn thêm đường nét của Lê Khanh.
Thi thoảng, chị đổi mới phong cách với bộ đầm dây, phụ kiện to bản. Lối kẻ viền mắt đậm, tô son bóng - xu hướng trang điểm được ưa chuộng những năm 1990 - tôn thêm đường nét của Lê Khanh.
Sự linh hoạt, biến hóa trong phong cách giúp Lê Khanh hóa thân vào nhiều dạng nhân vật, từ hiện đại tới cổ điển, từ những vai thôn nữ, trẻ con tới nhiều vai chính kinh điển.
Sự linh hoạt, biến hóa trong phong cách giúp Lê Khanh hóa thân vào nhiều dạng nhân vật, từ hiện đại tới cổ điển, từ những vai thôn nữ, trẻ con tới nhiều vai chính kinh điển.
Năm 1996, khi phim truyền hình "Người Hà Nội"(chuyển thể từ tiểu thuyết "Phố" của nhà văn Chu Lai) lên sóng, Lê Khanh in đậm trong tâm tưởng khán giả bởi nét đài các. Hình ảnh Lê Khanh mặc áo dài trắng, rảo bước trong một ngày trở gió, gắn liền với ca khúc nhạc phim - "Chị tôi" (nhạc: Trọng Đài, thơ: Đoàn Thị Tảo) qua giọng hát Mỹ Linh: "Thế là, chị ơi, rụng bông hoa gạo/ Ô hay, trời không nín gió cho ngày chị sinh".
Năm 1996, khi phim truyền hình "Người Hà Nội"(chuyển thể từ tiểu thuyết "Phố" của nhà văn Chu Lai) lên sóng, Lê Khanh in đậm trong tâm tưởng khán giả bởi nét đài các. Hình ảnh Lê Khanh mặc áo dài trắng, rảo bước trong một ngày trở gió, gắn liền với ca khúc nhạc phim - "Chị tôi" (nhạc: Trọng Đài, thơ: Đoàn Thị Tảo) qua giọng hát Mỹ Linh: "Thế là, chị ơi, rụng bông hoa gạo/ Ô hay, trời không nín gió cho ngày chị sinh".
Trở lại màn ảnh sau hơn 20 năm, Lê Khanh tâm niệm luôn đổi mới trong diễn xuất. Ở tuổi 57, chị cắt mái tóc nuôi suốt hai thập niên để vào vai mới - một phụ nữ trung niên gai góc, có đời sống tình cảm phức tạp. Chị nói: "Với tôi, niềm đam mê nghề đi ngược lại với quỹ thời gian còn lại trong đời. Khi ta thấy những năm tháng đang dần ngắn lại, khát vọng được cống hiến lại càng lớn".
Trở lại màn ảnh sau hơn 20 năm, Lê Khanh tâm niệm luôn đổi mới trong diễn xuất. Ở tuổi 57, chị cắt mái tóc nuôi suốt hai thập niên để vào vai mới - một phụ nữ trung niên gai góc, có đời sống tình cảm phức tạp. Chị nói: "Với tôi, niềm đam mê nghề đi ngược lại với quỹ thời gian còn lại trong đời. Khi ta thấy những năm tháng đang dần ngắn lại, khát vọng được cống hiến lại càng lớn".
Lê Khanh, Hồng Vân thể hiện khả năng nhớ thoại trong "Gái già lắm chiêu 3". Video: Mar6.
Mai Nhật (ảnh: Nhân vật cung cấp)