Hơi thở có mùi hôi báo hiệu vấn đề về sức khỏe răng miệng. Bệnh lý này không ảnh hưởng yếu tố thẩm mỹ, nhưng tác động đến tâm lý, khiến nhiều người lo lắng, xấu hổ, tự ti và không dám tiếp xúc với ai.
Theo trang Colgate Professional, cứ bốn người sẽ có một người mắc hôi miệng (halitosis). Một số nghiên cứu cho biết khoảng 50% dân số trưởng thành mắc chứng này này. Tờ Medical News Today liệt kê các nguyên nhân dưới đây:
Thức ăn
Quá trình phân hủy của các mảnh thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng có thể là gây ra mùi hôi.
Các loại gia vị mạnh như hành, tỏi... cũng dẫn đến tình trạng này. Sau khi tiêu hóa, tạp chất phân hủy của chúng sẽ di chuyển vào máu đến phổi, nơi trực tiếp ảnh hưởng đến hơi thở.
Hút thuốc lá
Tờ Healthline cho biết thuốc lá có khoảng 600 thành phần, khi bị đốt cháy, chúng thải ra hàng nghìn chất hóa học, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu.
Ít vệ sinh răng miệng
Đánh răng là giải pháp ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn do các mảnh thức ăn mắc kẹt trong miệng. Các bác sĩ thường dặn dò nếu không chải sạch và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, các mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn sẽ kích ứng nướu, hình thành viêm nha chu gây mùi hôi.
Răng giả không làm sạch thường xuyên hoặc đúng cách cũng có thể chứa vi khuẩn dẫn đến hôi miệng.
Khô miệng
Nước bọt có tác dụng làm sạch miệng một cách tự nhiên. Tuy nhiên không ít người bị chứng xerostomia (thuật ngữ y khoa chỉ miệng khô vì thiếu nước miếng), gây ra khó khăn khi ăn, nói và dễ bị hôi miệng.
Khô miệng có thể diễn ra khi ngủ, tình trạng sẽ tệ hơn nếu há to miệng lúc này. Bệnh lý này có thể biến thành mạn tính, cho thấy tuyến nước bọt đang gặp vấn đề.
Thuốc
Một số thuốc uống có thể gián tiếp khiến hơi thở có mùi vì góp phần làm khô miệng. Chuyên gia lý giải thuốc có khả năng tạo mùi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất trong hơi thở.
Tình trạng mũi, miệng, họng khác
Những viên sỏi nhỏ có vi khuẩn bao phủ hình thành trên amidan ở phía sau cổ họng và tạo ra mùi hôi. Bên cạnh đó, nhiễm trùng, viêm mạn tính ở mũi, xoang hoặc cổ họng... có thể gây chảy dịch mũi sau và hôi miệng, theo Medical News Today.
Các nguyên nhân khác
Một số bệnh như ung thư, rối loạn chuyển hóa, trào ngược dạ dày thực quản (GERD)... cũng là yếu tố dẫn đến mùi hôi do các chất hóa học chúng tạo ra.
Ở trẻ em, chứng hôi miệng có thể xuất phát do dị vật, ví dụ như mẩu thức ăn mắc vào mũi.
Để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi, nên đảm bảo chải răng ít nhất hai lần trong ngày; thay đổi bàn chải sau 2-3 tháng; vệ sinh lưỡi sau khi đánh răng; bỏ hút thuốc; uống nhiều nước giảm thiểu khô miệng; tránh các thực phẩm có mùi như hành, tỏi... Nên gặp bác sĩ nếu có vấn đề về sức khỏe khác.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể tham khảo sản phẩm xịt sát khuẩn họng keo ong để kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường miệng.
Keo ong Tracybee có thành phần từ keo ong xanh được thu thập trên thảm thực vật với hơn 300 loài. Trong đó có nhựa tiết ra từ chồi non, lá non của cây Baccharis Dracunculifolia, loài cây chỉ sinh trưởng phổ biến duy nhất tại Brazil.
Theo Sciencedirect, tinh dầu của cây họ cúc này có khả năng kiểm soát tốt các sinh vật trong miệng gây các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Hoạt chất Artepillin C, Flavonoids, Diterpenes và Triterpenes... có tác dụng kháng khuẩn
Xịt sát khuẩn họng keo ong Tracybee được sản xuất và đóng gói tại Brazil, có nguồn gốc từ thiên nhiên và có thể nuốt vào bên trong. Thương hiệu còn phân loại theo từng đối tượng: vị bạc hà dành cho người lớn và vị trái cây cho trẻ từ một tuổi.
Keo ong Tracybee hiện bán tại Pharmacity, Long Châu, An Khang, Trung Sơn và các nhà thuốc truyền thống ở nhiều tỉnh thành. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hiếu Châu