Chị Phạm Thị Giáng Sinh, 39 tuổi, ở Phước Long B, thành phố Thủ Đức có kinh nghiệm nhiều năm làm hoa giấy, cắm hoa tươi. Năm 2016, chị theo học một lớp làm hoa bằng đất sét trong một tháng.
"Tháng 9 năm ngoái, tôi đăng ký lớp học vẽ cơ bản. Sau khi được một người bạn đến nhà hướng dẫn lại cách làm hoa đất sét, tôi thử gắn lên tranh mình vừa vẽ thì thấy đẹp quá nên quyết định nghỉ làm hoa giấy và chuyển hẳn sang làm tranh đất sét này ", chị Sinh cho biết.
Chị Phạm Thị Giáng Sinh, 39 tuổi, ở Phước Long B, thành phố Thủ Đức có kinh nghiệm nhiều năm làm hoa giấy, cắm hoa tươi. Năm 2016, chị theo học một lớp làm hoa bằng đất sét trong một tháng.
"Tháng 9 năm ngoái, tôi đăng ký lớp học vẽ cơ bản. Sau khi được một người bạn đến nhà hướng dẫn lại cách làm hoa đất sét, tôi thử gắn lên tranh mình vừa vẽ thì thấy đẹp quá nên quyết định nghỉ làm hoa giấy và chuyển hẳn sang làm tranh đất sét này ", chị Sinh cho biết.
Người phụ nữ này chỉ tập trung làm duy nhất loại tranh hoa. Những bông hoa đất sét có ưu điểm là nhìn giống hoa thật, màu sắc tươi tắn, bền màu. Tuy nhiên, nếu để cắm bình thì một thời gian sẽ bám bụi khó vệ sinh.
"Tranh hoa đất sét được kết hợp bởi hoa gắn lên nền tranh, có hình khối trông giống bình hoa thật. Sau khi hoàn thiện được đặt trong khung kính. Chỉ cần để nơi tránh ánh nắng là bảo quản được lâu", chị Sinh cho biết.
Người phụ nữ này chỉ tập trung làm duy nhất loại tranh hoa. Những bông hoa đất sét có ưu điểm là nhìn giống hoa thật, màu sắc tươi tắn, bền màu. Tuy nhiên, nếu để cắm bình thì một thời gian sẽ bám bụi khó vệ sinh.
"Tranh hoa đất sét được kết hợp bởi hoa gắn lên nền tranh, có hình khối trông giống bình hoa thật. Sau khi hoàn thiện được đặt trong khung kính. Chỉ cần để nơi tránh ánh nắng là bảo quản được lâu", chị Sinh cho biết.
Chị Sinh tự vẽ nền tranh sơn dầu trước. Sau khi đã phác họa kiểu dáng, màu sắc của bình và phông nền... chị sẽ đính hoa đất sét lên.
"Nhiều lần, dù đã xác định loại hoa đính lên từng bức tranh nhưng khi làm thật lại thấy không hợp. Tôi lại phải chọn những loại hoa khác", chị Sinh cho biết.
Chị Sinh tự vẽ nền tranh sơn dầu trước. Sau khi đã phác họa kiểu dáng, màu sắc của bình và phông nền... chị sẽ đính hoa đất sét lên.
"Nhiều lần, dù đã xác định loại hoa đính lên từng bức tranh nhưng khi làm thật lại thấy không hợp. Tôi lại phải chọn những loại hoa khác", chị Sinh cho biết.
Tất cả những loại hoa đều được chị Sinh nặn bằng tay. Hoa được chị nặn từng cánh rồi ghép lại với nhau. Lá cũng được nặn tay, dùng kéo để tỉa lại hình dáng. Chị chỉ dùng khuôn để tạo gân lá và làm nụ hoa.
"Những cánh hoa dùng khuôn làm sẽ đều nhau. Hoa tự nhiên thì có cánh lớn, cánh bé, dày mỏng khác nhau, trông rất tự nhiên", chị Sinh giải thích.
Tất cả những loại hoa đều được chị Sinh nặn bằng tay. Hoa được chị nặn từng cánh rồi ghép lại với nhau. Lá cũng được nặn tay, dùng kéo để tỉa lại hình dáng. Chị chỉ dùng khuôn để tạo gân lá và làm nụ hoa.
"Những cánh hoa dùng khuôn làm sẽ đều nhau. Hoa tự nhiên thì có cánh lớn, cánh bé, dày mỏng khác nhau, trông rất tự nhiên", chị Sinh giải thích.
Hoa hồng là loại mất nhiều thời gian nhất. Mỗi bông chị mất một giờ đồng hồ để làm xong.
Để màu sắc của hoa hài hòa với nền tranh, chị Sinh trộn màu sơn dầu vào đất sét rồi mới nặn hoa. Tuy nhiên, sau khi nặn hoa xong, chị cũng sơn lại một lớp màu lên để hoa trông tươi tắn, bền màu hơn.
Để màu sắc của hoa hài hòa với nền tranh, chị Sinh trộn màu sơn dầu vào đất sét rồi mới nặn hoa. Tuy nhiên, sau khi nặn hoa xong, chị cũng sơn lại một lớp màu lên để hoa trông tươi tắn, bền màu hơn.
Sau khi vẽ nền và nặn xong hoa, chị đính hoa lên tranh bằng keo nến.
Chị Sinh cho biết, làm tranh loại tranh này giống như việc mình đang cắm một bình hoa tươi.
"Nhiều người cũng góp ý rằng trông bình hoa của tôi nhìn hơi rối. Nhưng tôi nghĩ một bình hoa thì luôn cần sự tươi tắn, trẻ trung nên cứ làm theo cảm xúc của mình", chị nói.
Chị Sinh cho biết, làm tranh loại tranh này giống như việc mình đang cắm một bình hoa tươi.
"Nhiều người cũng góp ý rằng trông bình hoa của tôi nhìn hơi rối. Nhưng tôi nghĩ một bình hoa thì luôn cần sự tươi tắn, trẻ trung nên cứ làm theo cảm xúc của mình", chị nói.
Ngoài những tranh về bình hoa, chị Sinh cũng thử làm một vài bức đơn giản, ít hoa hơn.
Bức tranh cành mai này được chị thử làm vào dịp Tết vừa rồi. Đối với chị, loại tranh ít hoa muốn đẹp thì nền tranh vẽ phải thật có hồn và ấn tượng. "Tuy nhiên, tôi chỉ học vẽ một ngày nên tác phẩm chưa được thu hút lắm", chị nói.
Ngoài những tranh về bình hoa, chị Sinh cũng thử làm một vài bức đơn giản, ít hoa hơn.
Bức tranh cành mai này được chị thử làm vào dịp Tết vừa rồi. Đối với chị, loại tranh ít hoa muốn đẹp thì nền tranh vẽ phải thật có hồn và ấn tượng. "Tuy nhiên, tôi chỉ học vẽ một ngày nên tác phẩm chưa được thu hút lắm", chị nói.
Hiện nay, mỗi tuần chị Sinh hoàn thiện được khoảng 2 bức tranh hoàn chính. Chị thường dành hai ngày để vẽ tranh, bốn ngày để nặn hoa và một ngày để đính hoa lên.
Hiện nay, mỗi tuần chị Sinh hoàn thiện được khoảng 2 bức tranh hoàn chính. Chị thường dành hai ngày để vẽ tranh, bốn ngày để nặn hoa và một ngày để đính hoa lên.
Chị Sinh đặc biệt yêu thích hoa hồng và cúc. Vì thế, trên những bức tranh của chị thường lấy hai loại hoa này làm chủ đạo, kết hợp thêm các loại hoa dại, lá...
Chị Sinh đặc biệt yêu thích hoa hồng và cúc. Vì thế, trên những bức tranh của chị thường lấy hai loại hoa này làm chủ đạo, kết hợp thêm các loại hoa dại, lá...
Sau khi chia sẻ sản phẩm lên Facebook, nhiều khách hàng ngỏ ý mua. Nửa năm bén chuyên với nghề này, chị Sinh không ngờ mình lại kiếm được thu nhập từ nó. Đến nay, chị đã bán được 20 bức tranh.
Nhiều người gợi ý chị làm lại những mẫu cũ hoặc làm theo hình ảnh có sẵn nhưng chị Sinh từ chối. Chị muốn mỗi bức tranh của mình là một tác phẩm riêng biệt và duy nhất.
"Mỗi lần làm được sản phẩm mới, nhìn lại sản phẩm cũ tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm. Tôi vẫn đang vừa làm vừa tự học nên phải làm cái mới, nếu chấp nhận làm đi làm lại một kiểu thì không tiến bộ được", chị Sinh chia sẻ.
Sau khi chia sẻ sản phẩm lên Facebook, nhiều khách hàng ngỏ ý mua. Nửa năm bén chuyên với nghề này, chị Sinh không ngờ mình lại kiếm được thu nhập từ nó. Đến nay, chị đã bán được 20 bức tranh.
Nhiều người gợi ý chị làm lại những mẫu cũ hoặc làm theo hình ảnh có sẵn nhưng chị Sinh từ chối. Chị muốn mỗi bức tranh của mình là một tác phẩm riêng biệt và duy nhất.
"Mỗi lần làm được sản phẩm mới, nhìn lại sản phẩm cũ tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm. Tôi vẫn đang vừa làm vừa tự học nên phải làm cái mới, nếu chấp nhận làm đi làm lại một kiểu thì không tiến bộ được", chị Sinh chia sẻ.
Diệp Phan
Ảnh: Diệp Phan - Giáng Sinh