Nguyễn Thị Kim Hồng, 35 tuổi, ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm là giáo viên của trường mầm non Montessori. Chị có thói quen giữ lại những vật dụng đã bỏ đi để tái chế thành những món đồ, vật dụng mới. Riêng với báo, tạp chí cũ, Hồng thường cắt những hình ảnh, phân loại theo chủ đề như động vật, hoa lá.... để làm hình minh họa dạy học mà không cần tốn tiền in ấn.
"Đầu năm ngoái, vì dịch Covid-19 nên có nhiều thời gian rảnh, mình thử tận dụng tất cả những sách báo sẵn có xé, dán thành tranh. Tranh xé dán không mới, vì từ khi học tiểu học, ai trong chúng ta cũng đã từng tiếp xúc với bộ môn này", Kim Hồng cho biết.
Nguyễn Thị Kim Hồng, 35 tuổi, ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm là giáo viên của trường mầm non Montessori. Chị có thói quen giữ lại những vật dụng đã bỏ đi để tái chế thành những món đồ, vật dụng mới. Riêng với báo, tạp chí cũ, Hồng thường cắt những hình ảnh, phân loại theo chủ đề như động vật, hoa lá.... để làm hình minh họa dạy học mà không cần tốn tiền in ấn.
"Đầu năm ngoái, vì dịch Covid-19 nên có nhiều thời gian rảnh, mình thử tận dụng tất cả những sách báo sẵn có xé, dán thành tranh. Tranh xé dán không mới, vì từ khi học tiểu học, ai trong chúng ta cũng đã từng tiếp xúc với bộ môn này", Kim Hồng cho biết.
Tranh xé dán có đặc điểm là không cần phải pha màu mà sử dụng màu sắc sẵn có trong những tờ báo, tạp chí, tờ rơi...
Với tiêu chí tái chế nên ngoài giấy, chị Hồng không dùng thêm các vật liệu khác để làm tranh. Chị không lên trước ý tưởng sẽ làm tranh về một chủ đề nào cụ thể. Như thế, chị sẽ phải mất công tìm hình ảnh trong giấy báo phù hợp để làm, sẽ phải xin, mua nhiều vật liệu.
Tranh xé dán có đặc điểm là không cần phải pha màu mà sử dụng màu sắc sẵn có trong những tờ báo, tạp chí, tờ rơi...
Với tiêu chí tái chế nên ngoài giấy, chị Hồng không dùng thêm các vật liệu khác để làm tranh. Chị không lên trước ý tưởng sẽ làm tranh về một chủ đề nào cụ thể. Như thế, chị sẽ phải mất công tìm hình ảnh trong giấy báo phù hợp để làm, sẽ phải xin, mua nhiều vật liệu.
Với những tờ sách báo có sẵn trong nhà, chị Hồng dành hàng giờ ngồi xé, phân loại thành những mảng màu, hình ảnh. Những ý tưởng làm tranh của chị bắt đầu từ đó.
"Tôi không muốn vì làm một bức tranh mà phải mang một đống sách báo cũ về nhà rồi sau đó không đụng đến", chị Hồng nói.
Với những tờ sách báo có sẵn trong nhà, chị Hồng dành hàng giờ ngồi xé, phân loại thành những mảng màu, hình ảnh. Những ý tưởng làm tranh của chị bắt đầu từ đó.
"Tôi không muốn vì làm một bức tranh mà phải mang một đống sách báo cũ về nhà rồi sau đó không đụng đến", chị Hồng nói.
Trong một lần xé tờ giấy có họa tiết chấm bi trắng trên nền đen, chị Hồng chợt nghĩ đến hình ảnh "đuôi con gà mái". Vậy là bức tranh bắt đầu từ chiếc đuôi gà.
Trong một lần xé tờ giấy có họa tiết chấm bi trắng trên nền đen, chị Hồng chợt nghĩ đến hình ảnh "đuôi con gà mái". Vậy là bức tranh bắt đầu từ chiếc đuôi gà.
Để có được hình ảnh những bộ phận khác của gà mái và hình ảnh chú gà con này, chị lục tìm thêm nhiều mảng màu khác trong số giấy có sẵn của mình. Thấy mảnh nào hợp, chị xé và dán thử nhiều lần cho đến khi tạo được hình khối ưng ý nhất.
Để có được hình ảnh những bộ phận khác của gà mái và hình ảnh chú gà con này, chị lục tìm thêm nhiều mảng màu khác trong số giấy có sẵn của mình. Thấy mảnh nào hợp, chị xé và dán thử nhiều lần cho đến khi tạo được hình khối ưng ý nhất.
Kim Hồng làm tranh hoàn toàn bằng việc xé dán bằng tay. Nếu cần những chi tiết sắc nét hơn, chị dùng kéo cắt. Giấy được dán lên khung bằng ván ép hoặc bìa cứng bằng keo sữa.
Đồ nghề làm tranh đơn giản này chị mua chưa đến 100.000 đồng.
Kim Hồng làm tranh hoàn toàn bằng việc xé dán bằng tay. Nếu cần những chi tiết sắc nét hơn, chị dùng kéo cắt. Giấy được dán lên khung bằng ván ép hoặc bìa cứng bằng keo sữa.
Đồ nghề làm tranh đơn giản này chị mua chưa đến 100.000 đồng.
Bức tranh này được chị Hồng làm trong hơn một tuần. Chưa từng học qua ngành hội họa nên việc tạo hình khuôn mặt người là điều khó nhất với chị Hồng.
Bức tranh này được chị Hồng làm trong hơn một tuần. Chưa từng học qua ngành hội họa nên việc tạo hình khuôn mặt người là điều khó nhất với chị Hồng.
Theo chị, phối màu trong tranh xé dán là điều khó và mất nhiều thời gian nhất.
"Nếu là tranh vẽ thông thường, bạn cần màu gì thì có thể pha màu theo ý mình. Tranh xé dán thì phải chọn màu phù hợp trong đống giấy có sẵn nên rất mất thời gian", chị Hồng nói.
Theo chị, phối màu trong tranh xé dán là điều khó và mất nhiều thời gian nhất.
"Nếu là tranh vẽ thông thường, bạn cần màu gì thì có thể pha màu theo ý mình. Tranh xé dán thì phải chọn màu phù hợp trong đống giấy có sẵn nên rất mất thời gian", chị Hồng nói.
Để làm được phần đuôi và chùm lông trên cổ của chú gà trong bức tranh, cô giáo mầm non đã phải thử đặt vào hàng trăm mẩu giấy có màu sắc khác nhau.
Chị Hồng thường chỉ chấm một lượng nhỏ keo và dán thử nhiều mảng nhỏ. Khi đã ưng ý với một mảng lớn, chị mới bắt đầu dán cố định, tránh việc dán đi dán lại nhiều lần làm hỏng tranh.
Để làm được phần đuôi và chùm lông trên cổ của chú gà trong bức tranh, cô giáo mầm non đã phải thử đặt vào hàng trăm mẩu giấy có màu sắc khác nhau.
Chị Hồng thường chỉ chấm một lượng nhỏ keo và dán thử nhiều mảng nhỏ. Khi đã ưng ý với một mảng lớn, chị mới bắt đầu dán cố định, tránh việc dán đi dán lại nhiều lần làm hỏng tranh.
Hiện tại, chị Hồng xem việc làm tranh xé dán như một sở thích của bản thân. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ những sản phẩm của mình lên mạng xã hội, nhiều người ngỏ ý muốn mua.
"Tranh chỉ cần được đóng khung, treo nơi thoáng mát tránh nắng, tránh ẩm mốc là có thể trưng được lâu", chị chia sẻ.
Hiện tại, chị Hồng xem việc làm tranh xé dán như một sở thích của bản thân. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ những sản phẩm của mình lên mạng xã hội, nhiều người ngỏ ý muốn mua.
"Tranh chỉ cần được đóng khung, treo nơi thoáng mát tránh nắng, tránh ẩm mốc là có thể trưng được lâu", chị chia sẻ.
Bức tranh này có tên Hy vọng, được chị Hồng làm vào tháng 10 năm ngoái. Tranh được đem bán đấu giá ủng hộ vào chương trình dự án nhà chống lũ và những người thân bị ảnh hưởng trong đợt lũ ở quê nhà Nghệ An.
Bức tranh này có tên Hy vọng, được chị Hồng làm vào tháng 10 năm ngoái. Tranh được đem bán đấu giá ủng hộ vào chương trình dự án nhà chống lũ và những người thân bị ảnh hưởng trong đợt lũ ở quê nhà Nghệ An.
Từ bé, chị Hồng đã có niềm yêu thích với hội họa nhưng chưa từng được đi học và theo đuổi ngành này.
"Thế nên, việc làm tranh giấy này giúp tôi có thể thỏa sức sáng tạo với đam mê vốn có của mình. Mỗi lần hoàn thiện những bức tranh là một lần khám phá giới hạn của bản thân, vượt qua thử thách của một người ngoại đạo với nghệ thuật", chị Hồng chia sẻ.
Từ bé, chị Hồng đã có niềm yêu thích với hội họa nhưng chưa từng được đi học và theo đuổi ngành này.
"Thế nên, việc làm tranh giấy này giúp tôi có thể thỏa sức sáng tạo với đam mê vốn có của mình. Mỗi lần hoàn thiện những bức tranh là một lần khám phá giới hạn của bản thân, vượt qua thử thách của một người ngoại đạo với nghệ thuật", chị Hồng chia sẻ.
Diệp Phan
Ảnh: Nhân vật cung cấp