Trả lời:
Thông tin dưới đây có thể khiến bạn bớt lo lắng. Nghiên cứu trên 1 triệu trẻ sơ sinh của Nauy cho thấy, đối với những trường hợp ngôi ngược, tỷ lệ bệnh lý khớp háng là hoàn toàn như nhau ở những trẻ đẻ thường và trẻ mổ đẻ. Điều này cũng đúng với các trường hợp ngôi đầu. Nói tóm lại, kiểu đẻ không hề ảnh hưởng tới bệnh lý ở khớp háng.
Trật khớp háng thường gặp ở 1 trên 100 trẻ sơ sinh và hay gặp hơn ở những thai nằm ở tư thế ngược (đầu lên trên, mông xuống dưới). Có thể chính những yếu tố gây ra trật khớp háng đã khiến đứa trẻ xoay ngược lại so với tư thế bình thường (đầu xuống dưới). Một điều cầm lưu ý nữa là tình trạng trật khớp háng không hề liên quan tới kiểu đẻ nhưng có thể liên quan tới sự phát triển của xương chậu và xương chân ở thời kỳ bào thai.
Mặc dù thai nằm ở tư thế ngược có thể khiến cuộc đẻ rắc rối hơn (vì đầu không ra trước nên đường đẻ không được mở rộng), nhưng những phụ nữ mang thai ngôi ngược vẫn có thể được đẻ thường. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các bác sĩ và nữ hộ sinh phải nắm được kỹ thuật mới và có nhiều kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây, người ta có xu hướng thiên về mổ đẻ. Kết quả là ngày càng có ít trẻ ngôi ngược được đẻ thường và nhân viên y tế ít có kinh nghiệm về vấn đề này. Để được an toàn, bạn phải biết chắc là các nhân viên y tế nơi bạn định sinh có kinh nghiệm và muốn bạn đẻ thường.
BS Trisha Macnair, BBC Health