Rừng gỗ keo chiếm diện tích chủ yếu trong hơn 150.000 ha rừng trồng toàn tỉnh Quảng Nam. Loài này được xem là cứu cánh giúp người dân các huyện miền núi và trung du xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Hàng năm, rừng ở Quảng Nam cung cấp gần 1,2 triệu m3 gỗ tiêu dùng trong nước và chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá trị sản xuất lâm nghiệp, chế biến lâm sản và xuất khẩu của tỉnh hơn 1.400 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Rừng gỗ keo chiếm diện tích chủ yếu trong hơn 150.000 ha rừng trồng toàn tỉnh Quảng Nam. Loài này được xem là cứu cánh giúp người dân các huyện miền núi và trung du xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Hàng năm, rừng ở Quảng Nam cung cấp gần 1,2 triệu m3 gỗ tiêu dùng trong nước và chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá trị sản xuất lâm nghiệp, chế biến lâm sản và xuất khẩu của tỉnh hơn 1.400 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Gỗ keo sau 5 năm trồng thì được khai thác. Cây to, gần đường thương lái thu mua giá cao hơn các cây nhỏ, nằm ở đường đi khó khăn.
Công việc thu hoạch bao gồm đốn cây, phân khúc, bóc bỏ, bốc lên xe tải, tiền công 230.000 đồng/tấn.
Gỗ keo sau 5 năm trồng thì được khai thác. Cây to, gần đường thương lái thu mua giá cao hơn các cây nhỏ, nằm ở đường đi khó khăn.
Công việc thu hoạch bao gồm đốn cây, phân khúc, bóc bỏ, bốc lên xe tải, tiền công 230.000 đồng/tấn.
Sáng giữa tháng 5, anh Lê Văn Nhành (40 tuổi, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) cùng 7 người vượt 15 km đến cánh rừng gỗ keo xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, bắt đầu công việc thu hoạch gỗ keo thuê tại vườn 2 ha do người dân trồng.
"Tôi đầu tư 12 triệu đồng mua cưa máy, một ngày cắt khoảng 15 tấn và nhận tiền công 60.000 đồng một tấn. Trừ chi phí dầu nhớt, hao mòn máy móc, tôi thu về 400.000-500.000 đồng/ngày", người đàn ông 10 năm đốn hạ gỗ keo thuê cho biết.
Sáng giữa tháng 5, anh Lê Văn Nhành (40 tuổi, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) cùng 7 người vượt 15 km đến cánh rừng gỗ keo xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My, bắt đầu công việc thu hoạch gỗ keo thuê tại vườn 2 ha do người dân trồng.
"Tôi đầu tư 12 triệu đồng mua cưa máy, một ngày cắt khoảng 15 tấn và nhận tiền công 60.000 đồng một tấn. Trừ chi phí dầu nhớt, hao mòn máy móc, tôi thu về 400.000-500.000 đồng/ngày", người đàn ông 10 năm đốn hạ gỗ keo thuê cho biết.
Gỗ keo đốn hạ xuống nằm la liệt trên sườn núi sẽ được những người trong nhóm đến bóc vỏ. Địa hình đồi núi dốc, máy móc không thể tới nên quá trình khai thác đều thủ công.
Gỗ keo đốn hạ xuống nằm la liệt trên sườn núi sẽ được những người trong nhóm đến bóc vỏ. Địa hình đồi núi dốc, máy móc không thể tới nên quá trình khai thác đều thủ công.
Vỏ keo bám chặt vào thân cây rất khó tách, thợ dùng rựa sắc cắt một đường vào thân rồi dùng tay kéo mạnh. Để bảo vệ, thợ phải đeo bao tay.
Theo anh Lê Văn Tùng, 27 tuổi, nghề này đỏi hỏi sức khỏe, làm việc cực nhọc. "Ở miền núi rất ít việc làm, khoảng 20 năm qua cây gỗ keo được trồng nhiều, quá trình khai thác thu hút nhiều lao động", anh chia sẻ.
Vỏ keo bám chặt vào thân cây rất khó tách, thợ dùng rựa sắc cắt một đường vào thân rồi dùng tay kéo mạnh. Để bảo vệ, thợ phải đeo bao tay.
Theo anh Lê Văn Tùng, 27 tuổi, nghề này đỏi hỏi sức khỏe, làm việc cực nhọc. "Ở miền núi rất ít việc làm, khoảng 20 năm qua cây gỗ keo được trồng nhiều, quá trình khai thác thu hút nhiều lao động", anh chia sẻ.
Cây keo được trồng trên đồi núi dốc, sau khi bóc vỏ thợ tận dụng địa hình thả cây trôi xuống điểm tập kết và bốc lên xe tải.
Cây keo được trồng trên đồi núi dốc, sau khi bóc vỏ thợ tận dụng địa hình thả cây trôi xuống điểm tập kết và bốc lên xe tải.
Đến 11h30, nhóm lao động nghỉ việc ăn bữa trưa dưới bóng mát cây keo. Cơm, thức ăn mỗi người mang theo, bày ra dưới tán rừng và cùng ăn.
Đến 11h30, nhóm lao động nghỉ việc ăn bữa trưa dưới bóng mát cây keo. Cơm, thức ăn mỗi người mang theo, bày ra dưới tán rừng và cùng ăn.
Ăn xong, mỗi người một chiếc võng mắc lên cây tranh thủ nghỉ ngơi một tiếng rồi tiếp tục công việc. "Vườn keo gần đường nên đi về trong ngày, còn những nơi xa làm lán trại ở lại. Có những nơi xe tải không thể vào đến nơi, buộc người vận chuyển phải vác bộ trên vai", anh Lương Tạ, 37 tuổi, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước (nằm võng phía ngoài) cho biết.
Ăn xong, mỗi người một chiếc võng mắc lên cây tranh thủ nghỉ ngơi một tiếng rồi tiếp tục công việc. "Vườn keo gần đường nên đi về trong ngày, còn những nơi xa làm lán trại ở lại. Có những nơi xe tải không thể vào đến nơi, buộc người vận chuyển phải vác bộ trên vai", anh Lương Tạ, 37 tuổi, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước (nằm võng phía ngoài) cho biết.
Chiều xuống, xe tải đến chở gỗ song đoạn đường dốc, bùn lầy không thể qua. Nhóm nhân công kéo cây cáp buộc vào gốc cây để xe kéo lên.
Chiều xuống, xe tải đến chở gỗ song đoạn đường dốc, bùn lầy không thể qua. Nhóm nhân công kéo cây cáp buộc vào gốc cây để xe kéo lên.
Nhóm nhân công bốc gỗ keo lên xe tải chở đi bán với giá hơn 1,4 triệu đồng một tấn.
Trong một ngày, nhóm 8 người làm việc 12 giờ thu hoạch khoảng 15 tấn gỗ keo, nhận tiền công hơn 3 triệu đồng. Sau khi chia tiền cho người cưa hết 900.000 đồng, mỗi người trừ chi phí thu 250.000 đồng. "Nghề này là xác định bị trầy xước, dẫm phải gai, té ngã chảy máu. Có lúc bốc gỗ lên xe tải, tôi bị gỗ rơi trúng chân, trúng người bị thương", anh Hồ Đức Hùng, 31 tuổi, nói.
Nhóm nhân công bốc gỗ keo lên xe tải chở đi bán với giá hơn 1,4 triệu đồng một tấn.
Trong một ngày, nhóm 8 người làm việc 12 giờ thu hoạch khoảng 15 tấn gỗ keo, nhận tiền công hơn 3 triệu đồng. Sau khi chia tiền cho người cưa hết 900.000 đồng, mỗi người trừ chi phí thu 250.000 đồng. "Nghề này là xác định bị trầy xước, dẫm phải gai, té ngã chảy máu. Có lúc bốc gỗ lên xe tải, tôi bị gỗ rơi trúng chân, trúng người bị thương", anh Hồ Đức Hùng, 31 tuổi, nói.
Các công đoạn thu hoạch gỗ keo. Video: Đắc Thành
Đắc Thành