Những ngày này, 5 lò đốt than của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Đồng Chạ, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thuỷ hoạt động hết công suất để kịp phục vụ khách dịp Tết. Chủ lò đốt cho biết hàng chủ yếu bán cho tỉnh ngoài, còn người dân quanh vùng lấy chút ít để quay vịt hoặc nhóm lò. “Gần Tết nguồn than khá khan hiếm nhưng giá thì không tăng nhiều, dao động 8.000-10.000 đồng mỗi kg", chị Huệ nói.
Đồng Chạ là thôn có nhiều gia đình làm nghề đốt than nhất huyện Cẩm Thuỷ, lúc cao điểm vùng này có khoảng 40 lò đốt, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động. Hiện một số lò lớn đã dừng sản xuất, chỉ còn hơn 10 lò quy mô nhỏ (4-5 tấn mỗi mẻ) hoạt động.
Những ngày này, 5 lò đốt than của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Đồng Chạ, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thuỷ hoạt động hết công suất để kịp phục vụ khách dịp Tết. Chủ lò đốt cho biết hàng chủ yếu bán cho tỉnh ngoài, còn người dân quanh vùng lấy chút ít để quay vịt hoặc nhóm lò. “Gần Tết nguồn than khá khan hiếm nhưng giá thì không tăng nhiều, dao động 8.000-10.000 đồng mỗi kg", chị Huệ nói.
Đồng Chạ là thôn có nhiều gia đình làm nghề đốt than nhất huyện Cẩm Thuỷ, lúc cao điểm vùng này có khoảng 40 lò đốt, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động. Hiện một số lò lớn đã dừng sản xuất, chỉ còn hơn 10 lò quy mô nhỏ (4-5 tấn mỗi mẻ) hoạt động.
Nguyên liệu đốt than là các loại cây như nhãn, vải, lát hay xà cừ... được thu mua từ những khu vườn tạp, rừng tái sinh người dân quanh vùng chặt hạ để trồng cây mới.
Sau khi tập kết về gần lò, củi sẽ được công nhân dùng máy cưa tay cắt thành các thanh ngắn 50-60 cm để xếp vào lò.
Nguyên liệu đốt than là các loại cây như nhãn, vải, lát hay xà cừ... được thu mua từ những khu vườn tạp, rừng tái sinh người dân quanh vùng chặt hạ để trồng cây mới.
Sau khi tập kết về gần lò, củi sẽ được công nhân dùng máy cưa tay cắt thành các thanh ngắn 50-60 cm để xếp vào lò.
Nữ công nhân tên Đỉnh (ở làng Đồng Lão, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ) đến Đồng Chạ làm công cho các chủ lò than nhiều năm nay. Những người phụ nữ như bà Đỉnh đảm nhận việc vận chuyển củi vào lò và ra than khi kết thúc quá trình đốt.
Nữ công nhân tên Đỉnh (ở làng Đồng Lão, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ) đến Đồng Chạ làm công cho các chủ lò than nhiều năm nay. Những người phụ nữ như bà Đỉnh đảm nhận việc vận chuyển củi vào lò và ra than khi kết thúc quá trình đốt.
Sau khi xếp củi lên xe rùa, đồng nghiệp của bà Đỉnh là bà Bốn (45 tuổi, cùng quê) hối hả đẩy về phía miệng lò.
Sau khi xếp củi lên xe rùa, đồng nghiệp của bà Đỉnh là bà Bốn (45 tuổi, cùng quê) hối hả đẩy về phía miệng lò.
Do thân lò cao gấp đôi đầu người (khoảng 2,5 m), bà Đỉnh phải vận chuyển củi thành nhiều cấp. Khi độ cao vượt quá tầm tay với, nữ công nhân phải bê từng khúc chuyền lên cho người đang đứng phía trên.
Mỗi lò than công suất 4-5 tấn, nhóm hai công nhân như bà Đỉnh phải mất hơn một ngày hoàn thành công đoạn vào lò.
Do thân lò cao gấp đôi đầu người (khoảng 2,5 m), bà Đỉnh phải vận chuyển củi thành nhiều cấp. Khi độ cao vượt quá tầm tay với, nữ công nhân phải bê từng khúc chuyền lên cho người đang đứng phía trên.
Mỗi lò than công suất 4-5 tấn, nhóm hai công nhân như bà Đỉnh phải mất hơn một ngày hoàn thành công đoạn vào lò.
Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi nên suốt ca làm bà Đỉnh bịt kín hai lớp khẩu trang. Trên đầu nữ công nhân này, ngoài chiếc đèn pin, còn quấn thêm chiếc khăn chống bụi và giúp thấm mồ hôi.
“Nghề đốt than vất vả nhất là hai thời điểm vào và ra lò, đòi hỏi người thợ sức khỏe tốt, dẻo dai”, bà Đỉnh chia sẻ. Thu nhập của người làm công ở các xưởng đốt than tại Cẩm Thuỷ dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng mỗi ngày.
Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi nên suốt ca làm bà Đỉnh bịt kín hai lớp khẩu trang. Trên đầu nữ công nhân này, ngoài chiếc đèn pin, còn quấn thêm chiếc khăn chống bụi và giúp thấm mồ hôi.
“Nghề đốt than vất vả nhất là hai thời điểm vào và ra lò, đòi hỏi người thợ sức khỏe tốt, dẻo dai”, bà Đỉnh chia sẻ. Thu nhập của người làm công ở các xưởng đốt than tại Cẩm Thuỷ dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng mỗi ngày.
Sau khi xếp củi đầy vào trong, miệng lò sẽ được lấy gạch và bùn nhão bịt kín chỉ trừ một cửa nhỏ để nhét củi khô châm lửa đốt ém khí. Đây là cách đốt truyền thống trong lò thiếu oxy, giúp những cục than còn nguyên vẹn như thân gỗ ban đầu, không bị tàn lụi khi ra lò.
Những thợ lò lâu năm cho hay, mỗi lò than sẽ được đốt âm ỉ liên tục trong vòng 12-15 ngày sau đó lấp toàn bộ cửa và để lửa cháy thêm một tuần thì có thể ra lò. Chu kỳ mỗi lò than thường kéo dài 20-25 ngày.
Sau khi xếp củi đầy vào trong, miệng lò sẽ được lấy gạch và bùn nhão bịt kín chỉ trừ một cửa nhỏ để nhét củi khô châm lửa đốt ém khí. Đây là cách đốt truyền thống trong lò thiếu oxy, giúp những cục than còn nguyên vẹn như thân gỗ ban đầu, không bị tàn lụi khi ra lò.
Những thợ lò lâu năm cho hay, mỗi lò than sẽ được đốt âm ỉ liên tục trong vòng 12-15 ngày sau đó lấp toàn bộ cửa và để lửa cháy thêm một tuần thì có thể ra lò. Chu kỳ mỗi lò than thường kéo dài 20-25 ngày.
Loại than củi hay còn gọi là than hoa này thường dùng để nhóm lò, sưởi ấm, quay nướng thực phẩm trong các nhà hàng, quán ăn...
Loại than củi hay còn gọi là than hoa này thường dùng để nhóm lò, sưởi ấm, quay nướng thực phẩm trong các nhà hàng, quán ăn...
Sau khi ra lò, công nhân sẽ đóng than vào các bao tải rồi suất bán ngay cho thương lái. Thị trường than thường là các nhà hàng, quán ăn ở địa phương hoặc các tỉnh lân cận, có khi xuất đi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
Sau khi ra lò, công nhân sẽ đóng than vào các bao tải rồi suất bán ngay cho thương lái. Thị trường than thường là các nhà hàng, quán ăn ở địa phương hoặc các tỉnh lân cận, có khi xuất đi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
Công nhân đốt than ở Cẩm Thuỷ. Video: Lê Hoàng.
Lê Hoàng