Cánh đồng dưa chuột ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung nằm ven con kênh lớn ven quốc lộ 217. Người dân nơi đây có truyền thống trồng các loại dưa, trong đó nhiều nhất là dưa chuột với hơn 20 ha trong vụ Đông năm nay.
Kế bên xã Hà Lĩnh, các xã Minh Tân, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Lộc) cũng là những vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Với khoảng 50 ha, mỗi năm, vùng này cung cấp hàng trăm tấn dưa quả cho thị trường trong tỉnh.
Cánh đồng dưa chuột ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung nằm ven con kênh lớn ven quốc lộ 217. Người dân nơi đây có truyền thống trồng các loại dưa, trong đó nhiều nhất là dưa chuột với hơn 20 ha trong vụ Đông năm nay.
Kế bên xã Hà Lĩnh, các xã Minh Tân, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Lộc) cũng là những vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Với khoảng 50 ha, mỗi năm, vùng này cung cấp hàng trăm tấn dưa quả cho thị trường trong tỉnh.
Giống dưa được trồng ở Vĩnh Lộc hay Hà Trung đều là dưa nếp, quả không quá to nhưng rất chắc, mùi thơm và được nhiều người lựa chọn. Năm nay thời tiết thuận lợi, dưa sai trĩu quả.
Giống dưa được trồng ở Vĩnh Lộc hay Hà Trung đều là dưa nếp, quả không quá to nhưng rất chắc, mùi thơm và được nhiều người lựa chọn. Năm nay thời tiết thuận lợi, dưa sai trĩu quả.
Tại xã Hà Lĩnh, những ngày này nông dân đang vào vụ thu hoạch. Cầm trên tay những trái dưa mới hái, chị Đỗ Thị Liên cho biết, trồng dưa chuột chi phí thấp, chỉ hết 4-5 triệu một sào (500 m2). "Mỗi sào dưa vụ Đông cho sản lượng hơn 5 tấn quả, trừ chi phí cày cấy, phân bón, thu hoạch... chủ hộ có thể lãi 2-3 triệu đồng", chị Liên nói.
Tại xã Hà Lĩnh, những ngày này nông dân đang vào vụ thu hoạch. Cầm trên tay những trái dưa mới hái, chị Đỗ Thị Liên cho biết, trồng dưa chuột chi phí thấp, chỉ hết 4-5 triệu một sào (500 m2). "Mỗi sào dưa vụ Đông cho sản lượng hơn 5 tấn quả, trừ chi phí cày cấy, phân bón, thu hoạch... chủ hộ có thể lãi 2-3 triệu đồng", chị Liên nói.
Theo người dân, dưa chuột không thu hoạch đại trà, phải hái thủ công, rải rác trong nhiều ngày. Từng mẻ dưa sẽ được người hái đựng trong xô nhựa hoặc thúng mủng để dễ vận chuyển lên bờ.
Theo người dân, dưa chuột không thu hoạch đại trà, phải hái thủ công, rải rác trong nhiều ngày. Từng mẻ dưa sẽ được người hái đựng trong xô nhựa hoặc thúng mủng để dễ vận chuyển lên bờ.
Bà Nguyễn Thị Bình (góc trái), xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc vừa bứt gánh dưa lên khỏi ruộng đã có người mua. "Mình chỉ cần hái rồi thương lái đến tận nhà thu gom với giá khoảng 15.000 đồng/kg. Còn nếu chịu khó vận chuyển ra chợ thì bán được giá cao hơn. Vụ này, dưa dễ tiêu thụ và được giá nên bà con phấn khởi lắm", bà Bình nói.
Vợ chồng bà Bình là một trong những hộ trồng dưa nhiều nhất xã Minh Tân. Năm nay ông bà trồng 1,5 ha, dự kiến thu hoạch hơn 200 triệu một vụ, trừ chi phí ông bà lãi cả trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Bình (góc trái), xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc vừa bứt gánh dưa lên khỏi ruộng đã có người mua. "Mình chỉ cần hái rồi thương lái đến tận nhà thu gom với giá khoảng 15.000 đồng/kg. Còn nếu chịu khó vận chuyển ra chợ thì bán được giá cao hơn. Vụ này, dưa dễ tiêu thụ và được giá nên bà con phấn khởi lắm", bà Bình nói.
Vợ chồng bà Bình là một trong những hộ trồng dưa nhiều nhất xã Minh Tân. Năm nay ông bà trồng 1,5 ha, dự kiến thu hoạch hơn 200 triệu một vụ, trừ chi phí ông bà lãi cả trăm triệu đồng.
Bà Bình lựa những quả dưa vàng, to nhất ruộng, để lấy hạt đem phơi khô trữ làm giống cho vụ kế tiếp.
Bà Bình lựa những quả dưa vàng, to nhất ruộng, để lấy hạt đem phơi khô trữ làm giống cho vụ kế tiếp.
Sau lứa đầu đang cho thu hoạch, người dân xã Minh Tân lại gieo lứa tiếp theo bán vào dịp Tết Nguyên Đán. Lứa này hiện dưa mới nhú khỏi mặt đất. Để tránh sâu bọ và giữ ẩm cho gốc dưa, người dân thường trải nylon dọc luống đất, chỉ chọc lỗ nhỏ cho cây nhú qua.
Dưa chuột là loại hoa màu không khó trồng song cần nhiều công chăm sóc. “Sau khi cày ải phơi khô thân ruộng, đất sẽ được băm bằng máy và lên luống cao tránh ngập. Mỗi luống có rãnh rộng chừng 50-70 cm để chứa nước tưới và đi lại chăm sóc cho thuận tiện...”, chị Đỗ Thị Thắm, thôn Bồng Trung 1 nói, vừa tưới ruộng dưa.
Sau lứa đầu đang cho thu hoạch, người dân xã Minh Tân lại gieo lứa tiếp theo bán vào dịp Tết Nguyên Đán. Lứa này hiện dưa mới nhú khỏi mặt đất. Để tránh sâu bọ và giữ ẩm cho gốc dưa, người dân thường trải nylon dọc luống đất, chỉ chọc lỗ nhỏ cho cây nhú qua.
Dưa chuột là loại hoa màu không khó trồng song cần nhiều công chăm sóc. “Sau khi cày ải phơi khô thân ruộng, đất sẽ được băm bằng máy và lên luống cao tránh ngập. Mỗi luống có rãnh rộng chừng 50-70 cm để chứa nước tưới và đi lại chăm sóc cho thuận tiện...”, chị Đỗ Thị Thắm, thôn Bồng Trung 1 nói, vừa tưới ruộng dưa.
Là loài cây dây leo nên sau khi cây non mọc khoảng 30-40cm, người dân phải cắm hàng cọc để cho dưa chuột quấn quanh. "Nếu không có giàn, dưa sẽ cho rất ít quả và nếu có cũng thường rất bé", bà Hồng, 45 tuổi, xã Minh Tân nói.
Là loài cây dây leo nên sau khi cây non mọc khoảng 30-40cm, người dân phải cắm hàng cọc để cho dưa chuột quấn quanh. "Nếu không có giàn, dưa sẽ cho rất ít quả và nếu có cũng thường rất bé", bà Hồng, 45 tuổi, xã Minh Tân nói.
Sau khi dưa lên khỏi mặt đất, cứ cách ngày, người nông dân sẽ tưới nước hoặc bón phân đều đặn giúp nó phát triển nhanh. Sau gần 40 ngày chăm sóc, dưa bắt đầu kết trái và ít ngày sau cho thu hoạch.
Sau khi dưa lên khỏi mặt đất, cứ cách ngày, người nông dân sẽ tưới nước hoặc bón phân đều đặn giúp nó phát triển nhanh. Sau gần 40 ngày chăm sóc, dưa bắt đầu kết trái và ít ngày sau cho thu hoạch.
Cánh đồng dưa trồng được gần một tháng ở xã Minh Tân. Dưa lúc này bắt đầu leo giàn, người dân cắm cọc nứa cho cây vươn lên.
Theo chính quyền địa phương, trước đây, vùng này chỉ có một số hộ trồng tự phát nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế cao lại hợp thổ nhưỡng nên gần đây có rất nhiều hộ dân ở các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung… trồng dưa. Nhiều hộ thực hiện quy trình trồng và chăm sóc dưa theo tiêu chuẩn VietGap, để có sản phẩm sạch cung ứng cho người tiêu dùng.
Cánh đồng dưa trồng được gần một tháng ở xã Minh Tân. Dưa lúc này bắt đầu leo giàn, người dân cắm cọc nứa cho cây vươn lên.
Theo chính quyền địa phương, trước đây, vùng này chỉ có một số hộ trồng tự phát nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế cao lại hợp thổ nhưỡng nên gần đây có rất nhiều hộ dân ở các huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung… trồng dưa. Nhiều hộ thực hiện quy trình trồng và chăm sóc dưa theo tiêu chuẩn VietGap, để có sản phẩm sạch cung ứng cho người tiêu dùng.
Cánh đồng dưa chuột ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung. Video: Lê Hoàng
Lê Hoàng