-
Lễ duyệt binh kết thúc
Đoàn quân nhạc chơi bài "Ngày Chiến thắng" trong khi rời khỏi Quảng trường Đỏ, kết thúc lễ Duyệt binh Chiến thắng năm 2020.
-
Lực lượng tiêm kích chiến thuật
Biên đội tiêm kích Su-30SM, Su-35S và tiêm kích bom Su-34 lập thành hình tam giác, đại diện cho các chiến đấu cơ thế hệ 4,5 hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Đây là lần thứ hai tiêm kích Su-57 xuất hiện trong Duyệt binh Chiến thắng, sau lần ra mắt năm 2018, cũng là lần đầu các chiến đấu cơ tàng hình Nga duyệt binh với biên đội 4 chiếc.
Su-57 Nga trình diễn hạ cánh cực ngắn
Tiêm kích Su-57 bung dù hãm khi chưa chạm đất và dừng lại chỉ sau 400 m khi hạ cánh tại triển lãm MAKS, khiến nhiều khán giả trầm trồ.
-
Không quân chiến lược Nga bay qua lễ đài
-
Khối duyệt binh trên không tiến qua lễ đài
Biên đội gồm trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 và 4 trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 mở đầu nội dung duyệt binh trên không.
-
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-24 Yars
Đây là một trong các dòng ICBM chủ lực của Nga, được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2007. Mỗi tên lửa có tầm bắn tối đa 12.000 km, mang được 10 đầu đạn nhiệt hạch với sức nổ tương đương 300.000 tấn thuốc nổ TNT.
Nga phóng ICBM có thể mang 10 đầu đạn nhiệt hạch
Mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Nga được phóng thử thành công, nhắm trúng các mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka.
-
Hệ thống phòng không S-350 Vityaz và S-400 Triumf
Tên lửa phòng không tầm trung S-350 Vityaz được tập đoàn Almaz-Antey phát triển từ năm 2009 trên cơ sở chương trình hợp tác phát triển tên lửa phòng không KM-SAM (Cheolmae-2) của Nga và Hàn Quốc. Giới chuyên gia đánh giá tên lửa S-350 sẽ bổ sung năng lực đáng kể cho lưới phòng không đa tầng của Nga, vốn đang loại biên nhiều tổ hợp S-300PS và Buk-M1-2 lạc hậu có tuổi thọ 20-30 năm.
Sở trường của S-350 là đánh chặn mục tiêu bay thấp, sát mặt đất như tên lửa hành trình tầm xa. Đây có thể coi là lá chắn cuối cùng để chặn đòn tấn công bằng lượng lớn tên lửa đối phương, giúp hệ thống S-400 rảnh tay đối phó với tên lửa đạn đạo, oanh tạc cơ và tiêm kích.
Đi sau các tổ hợp S-350 và S-400 là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal được Nga đưa vào biên chế từ năm 2004, nhằm thay thế các tổ hợp cũ hơn như Redut và Rubezh. Mỗi hệ thống gồm 4 xe phóng có khả năng mang tối đa 32 tên lửa diệt hạm 3M24 với tầm bắn 130 km. Từ năm 2015, Nga bắt đầu trang bị phiên bản 3M24U với tầm bắn lên tới 260 km cho tổ hợp Bal.
Mẫu tên lửa phòng không được ví như 'lá chắn cuối cùng' của Nga
Tổ hợp S-350 được Nga phát triển để thay thế tên lửa S-300P đời đầu, tạo ra lưới phòng thủ đa tầng cùng hệ thống S-400.
-
Hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2 và tầm trung Buk-M3
Tor-M2 là tổ hợp phòng không tầm ngắn được tập đoàn Almaz-Antey ra mắt vào năm 2007, có nhiệm vụ bảo vệ các đoàn xe cơ giới và tăng thiết giáp trên chiến trường, cũng như các công trình cố định trước các đòn không kích bằng tên lửa hành trình, trực thăng và tiêm kích bay thấp của đối phương.
Buk-M3 ra mắt năm 2018, là phiên bản cải tiến đáng kể của dòng tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 được Nga biên chế từ năm 2008. Hệ thống này được trang bị 6 đạn có tầm bắn 70 km và đặt trong ống bảo quản kiêm bệ phóng, thay vì 4 quả đạn nằm lộ thiên và chỉ có tầm bắn 50 km của Buk-M2.
-
Lá chắn tên lửa đạn đạo S-300V4
S-300V4 là tổ hợp lá chắn tên lửa đạn đạo (ABM) dành cho lục quân được Nga biên chế từ năm 2013. Nó phát triển trên nền tảng hệ thống S-300VM "Antey-2500", được thiết kế tối ưu cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
S-300V4 sử dụng đạn 9M82M và 9M83M, với tầm bắn lần lượt là 400 km và 150 km. Các tên lửa của S-300V4 có tốc độ bay hơn 9.000 km/h, gấp 7,5 lần tốc độ âm thanh, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo có tốc độ lớn và quỹ đạo bay cao hơn nhiều so với máy bay, tên lửa hành trình.
-
Pháo phản lực phóng loạt Tornado-S
Tornado-S là phiên bản nâng cấp của tổ hợp BM-30 Smerch. Điểm nổi bật của nó là hệ thống điều khiển hỏa lực và dẫn đường tự động giúp tăng độ chính xác, rút ngắn thời gian bắn, triển khai và thu hồi của cả tổ hợp. Một loạt phóng 12 đầu đạn chống bộ binh của Tornado-S có thể hủy diệt các mục tiêu trên diện tích tới 67 hecta.
-
Khối xe tăng chiến đấu chủ lực