Phong tục lì xì còn gọi là mừng tuổi. Người xưa không chỉ lì xì cho trẻ em mà còn lì xì cho người già. Thời xưa, người ta sinh đẻ nhiều, nhưng trong 10 đứa được sinh ra, đến tuổi trưởng thành không đủ 10 đứa. Vì vậy mà có tục mừng tuổi. Tương tự với người già, chẳng mấy ai vượt qua độ tuổi "cổ lai hy" (70 tuổi).
Tôi nghĩ nên bỏ phong tục lì xì cho trẻ em vì thời nay y tế phát triển, số lượng trẻ em tử vong vì nhiều nguyên nhân thấp hơn người trưởng thành. Chỉ nên mừng tuổi cho người già (ông bà cha mẹ). Đến tuổi ngoài 60 trở đi, phần lớn tiền bạc chi cho chăm sóc sức khỏe mà thôi. Ở tuổi này, các cụ không còn đi làm, vướng phải bệnh tật gì thì khoản lương hưu ít ỏi không gánh nổi. Tôi cảm thấy mừng tuổi cho người già có ý nghĩa hơn.
>>Nên bỏ phong tục lì xì cho trẻ con ngày Tết?
Không phải nhà ai cũng có người già. Như vậy, càng đỡ phải lo chuyện trả đi trả lại tiền lì xì, mừng bao nhiêu thì tùy ý. Nên nhớ câu "kính lão đắc thọ", lì xì cho người càng cao tuổi, biết đâu chúng ta cũng thọ được đến tuổi đó. Ta có kính cha mẹ mình thì con cái mới kính ta, mới chăm sóc ta khi về già.
Nhiều người vội vàng cho con cái đi Tây du học rồi ở luôn bên đó. Họ cho rằng họ giàu, có thể tự lo được cho bản thân, không cần con cái chăm sóc. Nhưng họ đã nhầm. Kẻ thù của tuổi già không phải là tiền bạc mà là sự cô đơn. Nhiều người lớn tuổi vẫn tiếp tục làm việc hoặc tìm đến nơi đông người nào đó để giao lưu vì họ không chịu đựng nổi sự cô đơn. Trong tương lai, người già sẽ ngày càng chiếm số đông trong xã hội. Bây giờ chúng ta không quan tâm người già, mai mốt ai quan tâm ta khi về già ?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.