Năm bệnh hô hấp trẻ thường mắc khi giao mùa
Trẻ dễ viêm mũi, họng; viêm xoang; viêm phổi; viêm thanh quản, thanh khí quản cấp; hen phế quản mỗi khi giao mùa, thời tiết thất thường.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thu Phương - Phó giám đốc trung tâm hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai), phó trưởng bộ môn nội tổng hợp (Đại học Y Hà Nội), thời điểm giao mùa, virus, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển. Trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là một số bệnh trẻ hay mắc vào thời điểm này.
Viêm phổi
Khi thời tiết thay đổi bé dễ bị viêm ho, chảy nước mũi, sốt. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé nhiễm lạnh, vi trùng lan xuống hô hấp dưới vào phế quản và phổi. Biểu hiện thường gặp: sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè...
Viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Nguyên nhân có thể do trẻ nhiễm virus đường hô hấp trên, dị ứng hoặc nhiễm nấm.
Nếu mẹ thấy bé có những dấu hiệu như ngạt mũi, xổ mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi ban đầu trong, chuyển sang trắng đục, màu xanh hoặc vàng ngà, đau ở hốc mắt... tnên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản cấp
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, luồng khí lạnh của điều hòa phả vào vùng đầu, mặt, cổ.
Viêm thanh khí phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khiến trẻ ho nhiều. Khi mắc bệnh, thanh quản và khí quản sẽ bị kích ứng và sưng lên. Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra viêm phổi.
Hen phế quản
Hen phế quản là tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào và ra khỏi phổi. Bệnh có triệu chứng: ho, viêm họng, sổ mũi...trẻ bị mặc hen phế quản có thể tái phát bệnh nhanh chóng nếu cha mẹ không kịp thời xử lý những triệu chứng trên.
Viêm mũi, họng
Trẻ bị bệnh có những dấu hiệu như sốt, quấy khóc, kém ăn, nghẹt mũi, ho, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ sẽ bị đau họng, nuốt khó khăn, biếng ăn, đau đầu, tay chân nhức mỏi.
Bác sĩ khuyên, để phòng các bệnh mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Giai đoạn 6 tháng đầu đời trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Ngoài ra, mẹ nên chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
Khi bé sổ mũi, ho, mẹ có thể vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh trở nặng, phụ huynh kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngọc Thi
Sản phẩm chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016. Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline:094 240 8866.