Lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì là giai đoạn "vàng" tăng trưởng chiều cao. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tuổi tiền dậy thì của trẻ Việt Nam thường là 9-11 tuổi đối với nữ và 12-14 tuổi đối với nam. Mỗi năm các em nữ sẽ cao thêm 6 cm và nam là 7 cm. Đến tuổi dậy thì (nữ là 12-13 tuổi, nam là 15-16 tuổi), chiều cao sẽ tăng chậm, khoảng 2 cm. Nếu con tăng chiều cao ít hơn so với mức này thì cha mẹ cần quan tâm và thăm khám dinh dưỡng để can thiệp kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ chậm phát triển ở lứa tuổi dậy thì nhưng phần nhiều có liên quan yếu tố di truyền, dinh dưỡng thiếu cân đối, kém hấp thu và không bổ sung đủ bộ 3 dưỡng chất tối ưu cho phát triển xương là canxi, vitamin D3, vitamin K2.
Chị Kim Oanh (quận Bình Thạnh, TP HCM) đưa con trai 14 tuổi đến thăm khám bác sĩ dinh dưỡng vì con thuộc dạng thấp bé nhất lớp (1,45m). Thấy con chậm phát triển chiều cao, trong một năm qua, chị cho con ăn nhiều hải sản, uống canxi, tập thể dục... nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Qua thăm khám với bác sĩ, chị mới biết dù cố gắng nạp nhiều canxi nhưng thiếu vitamin D3, K2 khiến cơ thể con không hấp thu được đủ lượng canxi hàng ngày. Câu chuyện của con chị Kim Oanh cũng là một trong nhiều trường hợp mà bác sĩ thường gặp khi thăm khám dinh dưỡng cho trẻ.
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ, dinh dưỡng có vai trò quyết định đến 32%, di truyền là 23%. Tác động tích cực và chủ động đến yếu tố dinh dưỡng, cha mẹ có thể giúp con tăng mật độ xương, hỗ trợ xương chắc khỏe. Cha mẹ nên cân đối khẩu phần ăn hàng ngày của con với 4 nhóm chất, bột đường cần chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo là 25-30%, 15-20% từ chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Theo nhiều nghiên cứu của các cơ quan y tế như Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, tình trạng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thường xảy ra ở trẻ em Việt, nhất là các vi chất như canxi, sắt, kẽm, iốt, vitamin D3... Trong đó, canxi đóng vai trò quan trọng, tham gia vào cấu trúc xương, vitamin D3 giúp canxi vào xương hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn dậy thì, mô xương phát triển mạnh nhất, tốc độ tăng trưởng xương và khối lượng xương có thể đạt mức tối đa. Khối lượng xương càng cao thì nguy cơ loãng xương càng thấp, có thể ngăn ngừa rối loạn loãng xương sau này. Lứa tuổi dậy thì và tiền dậy cần nhiều canxi nhưng lại dễ thiếu hụt.
Theo dược sĩ Vũ Thị Hồng Nhung, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ hiện chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu canxi và gần 11% nhu cầu vitamin D theo mức khuyến nghị. Trẻ ăn nhiều chất đạm, ăn mặn còn làm giảm quá trình hấp thu canxi. Các em 7-9 tuổi cần khoảng 700 mg và 10-18 tuổi là 1.000 mg mỗi ngày.
Một số thực phẩm hàng ngày có hàm lượng canxi cao
Thực phẩm | Lượng thực phẩm | Lượng canxi (mg) |
Pho mát | 100g | 800 |
Sữa | 500ml | 663 |
Sữa chua | 125g | 225 |
Cua đồng | 100g | 5.040 |
Tôm, tép khô | 100g | 2.000 |
Ốc | 100g | 1.500 |
Cá khô | 100g | 120 |
Vừng | 100g | 1200 |
Hạt đậu tương | 100g | 165 |
Đậu phụ | 100g | 510 |
Nấm hương khô | 100g | 184 |
Lòng đỏ trứng gà, vịt | 100g | 134, 146 |
Củ cải | 100g | 220 |
Rau đay | 100g | 182 |
Rau ngót | 100g | 169 |
Dược sĩ Hồng Nhung cho biết thêm, nhiều cha mẹ chú trọng cho con ăn nhiều thực phẩm giàu canxi nhưng lại chưa biết hoặc không chú ý đến vai trò của vitamin D3 và vitamin K2. Đây cũng là lý do làm cho chiều cao của trẻ không đạt mức tối ưu.
Cùng với canxi, vitamin D3 vốn là dưỡng chất quen thuộc cho xương được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, ngay cả khi bổ sung đủ vitamin D3, cơ thể vẫn có nguy cơ không hấp thu đủ canxi. Điều này có liên quan đến vai trò của các loại protein đặc hiệu giúp điều hòa canxi là Osteocalcin Protein và Matrix Gla Protein (MGP). Cụ thể, dưới sự kích hoạt của vitamin K2, MGP ngăn không cho canxi xâm nhập vào các mô mềm và thành động mạch. Đồng thời, MGP kích hoạt Osteocalcin vận chuyển canxi vào khung xương hiệu quả hơn, giúp tăng mật độ và sự khỏe mạnh của xương, hỗ trợ khung xương phát triển tốt và tăng chiều cao.
Dược sĩ Nhung lưu ý, trong nhóm vitamin K thì K3, K4, K5 là loại vitamin K tổng hợp, vitamin K2 tự nhiên với những những chuỗi menaquinone dài (đặc biệt là MK-7) là tốt cho cơ thể. Nhưng loại vitamin này lại được tìm thấy rất ít trong trong thực phẩm và hàm lượng không quá cao (thịt gà, thịt bò, sữa chua, phô mai...). Loại thực phẩm giàu vitamin K2 thiên nhiên nhất chính là natto, được chế biến từ đậu nành lên men - món ăn truyền thống của Nhật Bản, ít phổ biến tại Việt Nam và có mùi khó chịu khi ăn.
"Liều lượng sử dụng vitamin K2 ở những trẻ khỏe mạnh chỉ cần khoảng 45mcg mỗi ngày và thường được bổ sung bằng cách sử dụng các chế phẩm bổ sung dạng siro hoặc viên nang. Với các bé đang độ tuổi dậy thì gặp các vấn đề cụ thể như chậm tăng trưởng, còi xương, cha mẹ có thể bổ sung thêm vitamin K2 cho con bằng đường uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ", dược sĩ Nhung nói.
Kim Uyên
Vitamin K2 (MK-7) được chứng minh có tác dụng bằng một số nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu của Giáo sư Marieke J. H. Van Summeren (Khoa Nhi - Trung tâm Y khoa Đại học Utrecht, Hà Lan) công bố năm 2009 trên tạp chí British Journal of Nutrition cho thấy, tình trạng vitamin K được cải thiện và tăng nồng độ trong máu ở những trẻ em được bổ sung MK-7 so với nhóm trẻ sử dụng giả dược trong nghiên cứu đối chứng. Nghiên cứu được thực hiện trên 240 trẻ 6-10 tuổi ở thành phố Utrecht, Hà Lan trong 8 tuần.
MeQuib 1 với MenaQ7 (loại vitamin K2 có nguồn gốc từ thiên nhiên) hỗ trợ cơ thể tổng hợp canxi và góp phần tăng cường mật độ, sự cứng chắc của xương, từ đó, hỗ trợ phát triển chiều cao và sức khỏe vận động của trẻ.
Sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ còi xương, thiếu hay thừa canxi, quấy khóc, chậm biết đi... Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển các chi (2-5 tuổi) và đang trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (6-12 tuổi và trên 12 tuổi). Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Giấy phép quảng cáo số 01274/2019/ATTP-XNQC do Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 3/7/2019. Xem thêm thông tin về vitamin K2 - MenaQ7 và thông tin về sản phẩm MeQuib tại https://mequib.com.