Nhiều người đặt câu hỏi: Với thu nhập bình quân tháng của lao động năm 2024 là 8,5 triệu đồng, liệu mức phạt này có thực sự hợp lý?
Phạt nặng có thể giúp nâng cao ý thức người tham gia giao thông, điều này không sai. Tuy nhiên, tiền phạt cần được cân nhắc dựa trên mức sống trung bình chung.
Do đó, thay vì chỉ nhìn nhận lỗi này dưới góc độ ý thức cá nhân, cần xem xét cả yếu tố khách quan.
Một điều khác cần được đặt ra là sự công bằng. Khi người dân leo xe lên vỉa hè bị phạt nặng, vậy những trường hợp lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, dựng rạp cưới hay để xe cá nhân sẽ bị xử lý ra sao?
Vỉa hè vốn là của người đi bộ, nhưng ai sẽ đòi lại không gian ấy cho họ? Hơn nữa, mức phạt cũ vẫn đủ tính răn đe nếu được thực thi nghiêm túc. Vấn đề cốt lõi không chỉ nằm ở việc tăng mức phạt, mà là làm sao để luật pháp được áp dụng công bằng và hiệu quả.
Có thể bổ sung hình thức phạt lao động công ích, chẳng hạn như dọn dẹp vỉa hè hoặc tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng? Điều này vừa mang tính giáo dục vừa giảm bớt gánh nặng tài chính cho người vi phạm, đồng thời giúp họ nhận thức rõ hơn về hành vi sai trái của mình.
Tóm lại, tôi thấy nâng cao ý thức giao thông cần được thực hiện đồng bộ, từ việc cải thiện hạ tầng, xử lý triệt để lấn chiếm vỉa hè, đến áp dụng các biện pháp phạt mang tính giáo dục.
Phạt nặng có thể sẽ tạo được cảm giác răn đe, nhưng xin đừng chỉ tập trung vào con số mà quên đi những yếu tố thực tế khác.
Phương Hoàng