Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, tài sản (xe máy, bếp than…) của cư dân tự phát hỏa hoặc gây cháy thì lỗi được xác định là lỗi hỗn hợp (chủ đầu tư và cá nhân là chủ tài sản gây cháy cùng có lỗi).
Lỗi của cá nhân trong trường hợp này là vô ý, song theo quy định của Bộ luật Dân sự, dù vô ý hay cố ý gây thiệt hại cho người khác thì đều phải bồi thường.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Chủ đầu tư được xác định là cùng có lỗi (cố ý về hành vi nhưng không cố ý về hậu quả) bởi hệ thống phòng cháy, chữa cháy đã không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn đến đám cháy lan rộng, gia tăng thiệt hại. Nếu hệ thống này hoạt động tốt đúng như thiết kế hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý thì chắc chắc thiệt hại sẽ được hạn chế.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng khu vực dễ bắt lửa là tầng hầm để xe. Đây có thể nói là khu vực được thiết kế về phòng cháy, chữa cháy nghiêm ngặt, đầy đủ nhất, đáp ứng được các vụ cháy ở quy mô lớn chứ không như ở các khu vực khác trong tòa nhà.
Câu 3: Có nên khởi kiện khi chủ đầu tư không bồi thường cháy nổ?