Những ngày này, làng An Lạc nhộn nhịp tiếng máy, tiếng gõ lốc cốc đổ bánh từ khuôn và mùi thơm của gạo nếp, đậu xanh do người dân làm bánh in phục vụ Tết.
Tại xưởng của ông Huỳnh Quang Trực, 63 tuổi, nhân công đang tập trung làm bánh. Ông Trực là một trong số 8 hộ dân trong làng làm bánh quanh năm nhưng nhiều nhất là dịp Tết.
Những ngày này, làng An Lạc nhộn nhịp tiếng máy, tiếng gõ lốc cốc đổ bánh từ khuôn và mùi thơm của gạo nếp, đậu xanh do người dân làm bánh in phục vụ Tết.
Tại xưởng của ông Huỳnh Quang Trực, 63 tuổi, nhân công đang tập trung làm bánh. Ông Trực là một trong số 8 hộ dân trong làng làm bánh quanh năm nhưng nhiều nhất là dịp Tết.
Nguyên liệu làm bánh in gồm bột đậu xanh, nếp và đường, trộn theo tỷ lệ 50% đường đã nấu và 50% bột.
Nguyên liệu làm bánh in gồm bột đậu xanh, nếp và đường, trộn theo tỷ lệ 50% đường đã nấu và 50% bột.
Người thợ cho nguyên liệu vào máy trộn. "Trước đây, nghề này chủ yếu làm thủ công, 6 năm nay thì dùng máy. Bột được trộn đều và dẻo dễ kết dính hơn", người thợ 3 đời làm bánh nói.
Người thợ cho nguyên liệu vào máy trộn. "Trước đây, nghề này chủ yếu làm thủ công, 6 năm nay thì dùng máy. Bột được trộn đều và dẻo dễ kết dính hơn", người thợ 3 đời làm bánh nói.
Ông Huỳnh Quang Trung, 58 tuổi, đang nhào bột. Ngày ít ông làm 30 kg bột, ngày nhiều 200 kg. "Khâu quan trọng nhất là nấu đường thành nước. Đường không quá ướt, cũng không quá khô, nếu không chuẩn sẽ mất độ dẻo của bánh, khi đúc bị vỡ", người đàn ông hơn 30 năm làm bánh chia sẻ.
Ông Huỳnh Quang Trung, 58 tuổi, đang nhào bột. Ngày ít ông làm 30 kg bột, ngày nhiều 200 kg. "Khâu quan trọng nhất là nấu đường thành nước. Đường không quá ướt, cũng không quá khô, nếu không chuẩn sẽ mất độ dẻo của bánh, khi đúc bị vỡ", người đàn ông hơn 30 năm làm bánh chia sẻ.
Khuôn đúc được làm bằng gỗ mức, loại gỗ nhẹ, đập mạnh để bánh ra khỏi khuôn mà không bị nứt. Trên mỗi khuôn in có nhiều hoa văn, họa tiết như bông hoa, chữ vạn...
Khuôn đúc được làm bằng gỗ mức, loại gỗ nhẹ, đập mạnh để bánh ra khỏi khuôn mà không bị nứt. Trên mỗi khuôn in có nhiều hoa văn, họa tiết như bông hoa, chữ vạn...
Mỗi lần in bánh, người thợ ấn mạnh để bột đóng vào khuôn, sau đó dùng thanh gỗ gõ vào khuôn, để bánh ra ngoài.
Mỗi lần in bánh, người thợ ấn mạnh để bột đóng vào khuôn, sau đó dùng thanh gỗ gõ vào khuôn, để bánh ra ngoài.
"Nghề làm bánh không đỏi hỏi kỹ thuật cao, ai siêng đều làm được. Quá trình làm đôi tay phải nhẹ nhàng không bị vỡ bánh", anh Hùng nói.
"Nghề làm bánh không đỏi hỏi kỹ thuật cao, ai siêng đều làm được. Quá trình làm đôi tay phải nhẹ nhàng không bị vỡ bánh", anh Hùng nói.
Bánh in làm xong được cho vào lò nướng trong 7 phút, ở nhiệt độ 200 độ C. Cận Tết, mỗi ngày làm bánh, thợ có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Bánh in làm xong được cho vào lò nướng trong 7 phút, ở nhiệt độ 200 độ C. Cận Tết, mỗi ngày làm bánh, thợ có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Màu sắc của bánh tùy thuộc vào nguyên liệu, bánh màu trắng dùng bột nếp với đường trắng; bánh màu vàng dùng bột đậu xanh và đường vàng.
Màu sắc của bánh tùy thuộc vào nguyên liệu, bánh màu trắng dùng bột nếp với đường trắng; bánh màu vàng dùng bột đậu xanh và đường vàng.
Giá bán gói loại bánh nhỏ 6.000 đồng; bánh loại lớn bán theo cân, loại làm bằng nguyên liệu đậu xanh giá 34.000 đồng/kg; bánh nếp 28.000 đồng/kg.
Giá bán gói loại bánh nhỏ 6.000 đồng; bánh loại lớn bán theo cân, loại làm bằng nguyên liệu đậu xanh giá 34.000 đồng/kg; bánh nếp 28.000 đồng/kg.
Bánh được bỏ vào thùng giấy đóng để thương lái chở đi phân phối.
Chiếc bánh in là vật phẩm không thể thiếu của người dân Quảng Nam và Đà Nẵng trong dịp lễ Tết. Người dân mua bánh về thờ cúng tổ tiên, cúng giao thừa hay dọn ra mời khách dịp năm mới. Bánh có vị ngọt, sẽ ngon hơn khi uống với trà.
Bánh được bỏ vào thùng giấy đóng để thương lái chở đi phân phối.
Chiếc bánh in là vật phẩm không thể thiếu của người dân Quảng Nam và Đà Nẵng trong dịp lễ Tết. Người dân mua bánh về thờ cúng tổ tiên, cúng giao thừa hay dọn ra mời khách dịp năm mới. Bánh có vị ngọt, sẽ ngon hơn khi uống với trà.
Công đoạn làm bánh in. Video: Đắc Thành.
Đắc Thành