-
Ngày 6/4, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền Chính phủ, gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19. Theo tính toán của Chính phủ, gói hỗ trợ sẽ trị giá 62.000 tỷ đồng (tăng 420 tỷ so với dự kiến ban đầu), hỗ trợ dành cho khoảng 20 triệu người của 6 nhóm đối tượng.
Đối tượng Hỗ trợ (VND) Người có công với cách mạng 500.000 Trả một lần, hỗ trợ 3 tháng Hộ nghèo, cận nghèo 1 triệu Theo chuẩn quốc gia Người mất việc (từ 14 ngày trở lên) 1,8 triệu Chi trả hàng tháng Lao động bị buộc thôi việc 1 triệu/tháng Chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp. Chi trả hàng tháng Hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh 1 triệu/tháng Doanh thu dưới 100 triệu/năm. Được chi trả hàng tháng Doanh nghiệp có lao động ngừng việc trong 3 tháng Vay lãi suất 0% trả lương Vay Ngân hàng Chính sách xã hội không quá 12 tháng Doanh nghiệp có 50% lao động nghỉ việc - Dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất
- Nhận 1 triệu đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đào tạo, nâng cao trình độ nghề, nhằm duy trì việc làm cho người lao động trong 3 tháng Về nguồn vốn của gói này, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương 22.000 - 23.000 tỷ lấy từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019 là 19.000 - 20.000 tỷ đồng. Số còn lại từ nguồn dự phòng 2020, tiết kiệm chi thường xuyên... Ngân sách địa phương 13.000 - 14.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư....
Ngoài ra, gói hỗ trợ này còn sử dụng khoản hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp, người lao động dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại người lao động (khoảng 3.000 tỷ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỷ đồng).
Dự kiến trong tuần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về gói hỗ trợ trên.
-
Chi hỗ trợ người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn trong 3 tháng
Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đã đồng ý với dự thảo Nghị quyết gói 61.580 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19. Theo đó, các đối tượng sẽ được chi hỗ trợ một lần trong 3 tháng để đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Ông giao các bộ, ngành hoàn thiện dự thảo Nghị định, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội việc xem xét sử dụng tiền ngân sách.
Về nguồn, gói 61.500 tỷ đồng sẽ lấy từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Trong đó ngân sách Trung ương lấy từ nguồn tăng thu năm 2019, nguồn dự phòng ngân sách năm 2020; tiết kiệm chi thường xuyên như giảm chi cho hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, giảm tổ chức các lễ hội và từ các nguồn hợp pháp khác.
Thủ tướng nhắc lại yêu cầu các tỉnh, thành làm việc với doanh nghiệp kinh doanh nước sạch tính toán chi phí để giảm giá nước hỗ trợ người dân.
-
Gói 61.580 tỷ đồng cho người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn
Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.
Chi tiết: Lấy từ ngân sách Nhà nước (gần 36.000 tỷ), Ngân hàng Chính sách (16.200 tỷ đồng) và 2 chính sách hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp khoảng 9.500 tỷ đồng, chi trong tháng 4, 5, 6 cho các đối tượng sau:
Đối tượng Hỗ trợ (VND) Điều kiện bổ sung Người có công với cách mạng 500.000 Hộ nghèo, cận nghèo 1 triệu Theo chuẩn quốc gia Lao động bị nghỉ việc 1,8 triệu Lao động bị buộc thôi việc 1 triệu/tháng Chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp Hộ kinh doanh cá thể ngừng kinh doanh 1 triệu/tháng Doanh thu dưới 100 triệu/năm Doanh nghiệp có lao động ngừng việc trong 3 tháng Vay lãi suất 0% trả lương Vay Ngân hàng Chính sách xã hội không quá 12 tháng Doanh nghiệp có 50% lao động nghỉ việc - Dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất
- Nhận 1 triệu đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Đào tạo, nâng cao trình độ nghề, nhằm duy trì việc làm cho người lao động trong 3 tháng -
Gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng
Tình trạng: Đang triển khai.
Đến ngày 29/3, các ngân hàng đã cho vay gần 80.000 tỷ đồng (30% gói tín dụng) cho 47.000 khách hàng.
Chi tiết: Lấy từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng được chủ động xác định tiêu chí và giải ngân cho khách hàng.
Đối tượng vay là các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và cần vốn để tăng trưởng mạnh sau khi dịch kết thúc như sản xuất và nông nghiệp, thuỷ sản, các dịch vụ y tế, lĩnh vực điện...
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 được giải ngân nếu đảm bảo khả năng trả được nợ.
Ai được vay gói 285.000 tỷ lãi suất thấp?
Gói cứu trợ 285.000 tỷ khó dành cho doanh nghiệp đang điêu đứng vì Covid-19 bởi họ giờ không thể chứng minh sẽ trả được nợ để vay mới.
-
Gói 180.000 tỷ đồng nhằm giãn, hoãn tiền thuế, thuê đất
Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.
Chi tiết: Ban đầu, Chính phủ chỉ định dành gói tài khoá 30.000 tỷ đồng. Trong lần đề xuất đầu tiên, Bộ Tài chính tính giãn, hoãn khoảng 80.200 tỷ đồng tiền thuế và thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng từ Covid-19. Đến 3/4, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất nâng gói tài khoá này lên gần 180.000 tỷ đồng, tứ gấp 6 lần số tiền dự tính ban đầu. Các nhóm ngành, lĩnh vực kinh doanh được áp dụng:
Ngành sản xuất Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan Hoạt động kinh doanh bất động sản Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện Hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng Sản xuất kim loại, gia công cơ khí Hoạt động vui chơi giải trí Xử lý và tráng phủ kim loại Các hoạt động văn hóa khác Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác Vận tải hành khách bằng xe bus Xây dựng Vận tải đường thuỷ Sản xuất ôtô và xe có động cơ (dưới 9 chỗ) Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế Dịch vụ ăn uống Sản xuất, chế biến thực phẩm Giáo dục & đào tạo Sản xuất trang phục Sáng tác, nghệ thuật và giải trí Sản xuất sản phẩm từ cao su Hoạt động của vườn bách thảo... Sản xuất giày dép Vận tải đường sắt Dệt Vận tải đường bộ Sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học Vận tải hàng không Dịch vụ lưu trú Đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch Y tế & hoạt động trợ giúp xã hội Hoạt động thể thao Hoạt động chiếu phim Đề xuất nâng gói hỗ trợ tài khoá lên 180.000 tỷ đồng
Bộ Tài chính đề xuất giãn, hoãn 180.000 tỷ đồng tiền thuế và thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng từ Covid-19 thay vì chỉ 80.200 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp được vay không lãi trả lương nhân viên
Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.
Chi tiết:
Doanh nghiệp nào được vay không lãi trả lương nhân viên?
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có thể được vay không lãi suất trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... cho lao động mất việc.
-
Giảm giá điện
Tình trạng: Dự thảo, chưa có hiệu lực.
Chi tiết: Tổng số tiền giảm vì Covid-19 khoảng 11.000 tỷ đồng.
- Giá điện sinh hoạt: Giảm 10% giá từ bậc 1 đến bậc 4 trong 3 tháng.
- Giá điện sản xuất kinh doanh: Giảm 10% từ tháng 4 đến tháng 6.
- Các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được đề xuất giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4.
- Cơ sở khám chữa bệnh Covid-19, khu cách ly tập trung: Miễn tiền điện.
Đề xuất giảm 10% giá điện vì Covid-19
Để hỗ trợ khó khăn vì dịch bệnh, các hộ gia đình có thể được giảm 10% giá điện trong 3 tháng, theo đề xuất của Bộ Công Thương.
-
Gói hỗ trợ viễn thông 15.000 tỷ đồng
Trạng thái: Đang triển khai
Chi tiết: Bộ Thông tin và Truyền thông đang phát động các doanh nghiệp viễn thông triển khai gói hỗ trợ tới 15.000 tỷ đồng.
- Trong giai đoạn cách ly xã hội, nâng tốc độ tối thiểu của nhiều gói dịch vụ Internet cố định, dữ liệu data của nhiều gói cước lên 50% nhưng không tăng giá.
- Giảm cước viễn thông lên tới 20% cho các đối tượng thuộc Chương trình hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ.
- Lắp đặt wifi miễn phí cho các khu vực cách ly tập trung và cơ sở y tế đang cách ly, điều trị bệnh nhân. Miễn cước cho các đối tượng đang làm việc tại khu cách ly tập trung như cán bộ y tế, công an, quân đội...
- Hỗ trợ Bộ Y tế triển khai hệ thống khám bệnh từ xa, miễn phí các cuộc gọi đến hotline, truy cập vào trang web của Bộ Y tế và ứng dụng phòng chống Covid-19.
- Miễn cước truy cập dữ liệu cho học sinh, giáo viên khi thực hiện các chương trình học từ xa. Hỗ trợ sử dụng miễn phí các giải pháp phục vụ đào tạo và quản lý của Bộ Giáo dục Đào tạo cho 43.000 trường học, 25 triệu giáo viên, học sinh. Miễn phí thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học...
-
Hạ lãi suất cho vay
Tình trạng: Đang triển khai.
Chi tiết: Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, một loạt nhà băng đã cam kết giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu.
Các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank cam kết giảm lãi suất cho vay tới 2,5%, đặc biệt cho doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
VIB giảm 0,5-2% lãi suất cho các doanh nghiệp đang vay trung, dài hạn từ 1/4. Khách hàng hiện hữu gồm doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở mọi lĩnh vực đều được giảm lãi suất, áp dụng cho tất cả các khoản vay trung dài hạn bằng tiền đồng có lãi suất hiện hữu từ 9,5%.
SHB triển khai gói tín dụng 25.000 tỷ đồng ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng, trong đó có thể giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%/năm.
Giảm 2,5% lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu có thể được hưởng lãi suất vay chỉ từ 4,5-5%, thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động.
-
Miễn, giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng
Tình trạng: Đang triển khai.
Chi tiết: 14 ngân hàng miễn phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng cho các giao dịch từ 500.000 đồng đến 2 triệu từ ngày 25/3. 23 ngân hàng còn lại giảm lớn hơn hoặc tối thiểu tương đương mức giảm phí chuyển mạch của Napas, với phí thu dao động từ 1.000 đến 10.000 đồng (chưa VAT) cho các khoản chuyển tiền nhanh từ 500.000 đồng đến dưới 2 triệu.
Hàng loạt ngân hàng miễn phí chuyển tiền vì Covid-19
Không chỉ các giao dịch nhỏ dưới 500.000 đồng, các khoản chuyển tiền dưới 2 triệu cũng sẽ được gần 40 ngân hàng miễn giảm phí.