"Sống gần với hàng xóm không ý thức rất mệt mỏi. Trường hợp tôi thậm chí còn phải kiện ra tòa. Nguyên nhân tôi là người mới của chung cư nên hàng xóm bắt nạt kiểu 'ma cũ ăn hiếp ma mới', không cho tôi để xe ở hẻm trước nhà, kêu phải đem vào nhà để vì chỗ đó họ để từ trước. Họ còn đem rác ra vứt sang cửa nhà, phơi giẻ, quần áo... trước nhà tôi dù nhà họ cách nhà tôi một căn.
Thậm chí, họ còn kéo người tám người đến uy hiếp gia đình tôi. Họ muốn làm cho tôi phải rút lui hoặc phải quy phục. Trong khi đó, nhà họ lại vi phạm chiếm đất hẻm, xây dựng không phép. Tôi phản ánh lên phường không ăn thua, họp tổ dân phố bốn lần cũng không giải quyết được, nên phải khởi kiện lên cấp cao hơn, yêu cầu họ tháo dỡ phần mặt tiền vi phạm chiếm hẻm ở quận 5, TP HCM".
Đó là chia sẻ của độc giả Nhahangmenu về những mẫu thuẫn với hàng xóm trong cuộc sống hằng ngày. Thực tế, tình cảm xóm giềng - một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nhưng lại đang mai một. Không gian sống chật hẹp ở thành phố là một phần nguyên nhân khiến hàng xóm có va chạm, mâu thuẫn. Tuy nhiên, lý do thực sự của bất đồng thường đến từ cách ứng xử của những người láng giềng với nhau.
>> Cả khu phố không làm gì được hàng xóm hát karaoke tra tấn
Cũng rơi vào tình cảnh sống khổ sở vì hàng xóm quái gở, bạn đọc Kid bình luận: "Nhà tôi có hàng xóm là người cùng làng, mua đất bên cạnh nhà tôi được khoảng 10 năm rồi, nhưng giao tiếp ít. Nhà anh chị này có điều kiện, buôn bán có cửa hàng ngoài mặt đường. Năm ngoái, họ xây nhà, có sang nhà tôi nói chuyện. Chúng tôi rất thoải mái, đồng ý cho để nhờ xe thợ thuyền ở sân, cho vật liệu tập kết ở đường đi nội bộ của nhà mình.
Nhà họ xây bốn tầng, có thang máy, nhưng do nhà có tiền nên họ mặc định giao khoán cho thợ thuyền, không quan tâm và để ý ảnh hưởng thế nào đến nhà tôi và hàng xóm khác. Đất cát vật liệu họ để rơi vãi, để thành đống. Nhà tôi nhắc nhiều lần nhưng họ thái độ. Lắm lúc tôi cáu, bảo bố mẹ không cho họ để các thứ ở nhà mình nữa, nhưng bố mẹ tôi thì dễ tính, cả nể nên vẫn tạo điều kiện cho người ta.
Tết vừa rồi, nhà chưa xây xong, vật liệu còn ngổn ngang, nhưng họ chỉ vào quét qua loa vài bữa. Tôi lại phải tự lấy bạt để che hết chỗ vật liệu lại để tránh bụi bẩn và để không gian ngày Tết đỡ ngổn ngang. Còn chị vợ thì khinh khỉnh, nhiều lúc đi qua gặp tôi và vợ tôi mà không thèm gật đầu lấy một cái. Cứ như là người lạ không quen biết gì.
Có thể do lúc xây, họ lấn ra ngoài đường ngõ chung 1.2 mét từ tầng hai nhưng nhà tôi không đồng ý (vì nhà tôi là ở đối diện nếu lấn ra thì sau này nhà tôi mà lấn ra ngõ như vậy thì cả ngõ tối om) nên hai nhà có căng thẳng một chút và họ cố tình trả đũa nhà tôi".
Nói về giải pháp ngăn chặn những xung đột, mâu thuẫn giữa hàng xóm với nhau, độc giả Nguyen Tam cho rằng: "Hàng xóm nên giữ một quan hệ tốt đẹp với nhau. Tuy nhiên, phía chính quyền cũng cần ra những quy định để tránh xung đột, tranh chấp do cảm tính của các thành viên trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, các quy định về tiếng ồn khu dân cư, thành thị cũng có quy định khoảng thời gian trong ngày được phép và không được phép gây ồn, cũng như giới hạn cường độ âm thanh cụ thể. Do đó, chính quyền các địa phương cần giám stas, đảm bảo quy định được thực hiện nghiêm túc, tránh phiền toái cho cả hai phía.
Đường đi ngõ, hẻm cũng là của chung, nên cần có quy định về việc để xe, giới hạn lưu thông với những xe có kích thước, trọng tải, thiết kế không thích hợp... Nếu những quy định này được nghiên cứu, thảo luận và ban hành, thực hiện công khai, rõ ràng, tôi tin sẽ tránh được rất nhiều xung đột giữa những người hàng xóm".
- Hàng xóm nằng nặc đòi tôi 'vay vàng, trả tiền'
- Hàng xóm thả chó xua đuổi hết khách thuê nhà trọ của tôi
- Tôi phát điên vì hàng xóm lén vứt rác trước cửa nhà mình
- Mua máy đo tiếng ồn để đối phó hàng xóm hát karaoke ồn ào
- Một mình tôi 'tuyên chiến' với bốn hàng xóm mở karaoke tra tấn
- Hàng xóm trả giá đắt vì đậu xe thách thức trước cửa nhà